Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân được quy định như thế nào trong Bộ luật Dân sự 2005?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 07/05/2018

Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân được quy định như thế nào trong Bộ luật Dân sự 2005? Xin chào Ban biên tập. Tôi tên là Nguyễn Thị Huệ, tôi sinh sống và làm việc tại Đà Nẵng. Hiện tại, tôi đang tìm hiểu quy định pháp luật về năng lực hành vi dân sự qua từng thời kỳ. Ban biên tập cho tôi hỏi: Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2016 được quy định như thế nào? Tôi có thể tham khảo vấn đề này ở đâu? Tôi hy vọng sớm nhận được giải đáp từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe Ban biên tập! (09077***)

    • Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân được quy định như thế nào trong Bộ luật Dân sự 2005?
      (ảnh minh họa)
    • Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2016 được quy định tại Điều 606 Bộ luật Dân sự 2005 ' onclick="vbclick('99F', '240028');" target='_blank'>Điều 606 Bộ luật Dân sự 2005 như sau:

      - Người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường.

      - Người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 621 của Bộ luật này.

      Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.

      - Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.

      Trên đây là nội dung tư vấn về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2016. Để có thể hiểu rõ hơn về nội dung này, bạn vui lòng tham khảo chi tiết thêm tại Bộ luật dân sự 2005.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn