Nghị định 110/2013/NĐ-CP quy định như thế nào về thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 30/08/2016
Nghị định 110/2013/NĐ-CP quy định như thế nào về thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính?
    • Điều 65 Nghị định 110/2013/NĐ-CP quy định về thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính như sau:

      “Điều 65. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính

      1. Người có thẩm quyền lập biên bản quy định tại Điều này chỉ được lập biên bản vi phạm hành chính đối với những vi phạm hành chính thuộc phạm vi thi hành công vụ, nhiệm vụ được giao theo mẫu quy định và chịu trách nhiệm về việc lập biên bản.

      2. Những người sau đây đang thi hành công vụ, nhiệm vụ có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính:

      a) Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại các Điều 66, 67, 68, 69 và 70 của Nghị định này lập biên bản vi phạm hành chính đối với các hành vi trong lĩnh vực thuộc thẩm quyền xử phạt của mình;

      b) Công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã lập biên bản vi phạm hành chính đối với các hành vi quy định tại các Điều 24, 25, 27, 28, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 47, 48, 49 và 50 của Nghị định này;

      c) Công chức Phòng Tư pháp cấp huyện lập biên bản vi phạm hành chính đối với các hành vi quy định tại Mục 1 Chương III, các Điều 27, 28, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 39 và 40, Mục 5 Chương III, các Điều 47, 48, 49 và 50 của Nghị định này;

      d) Công chức, viên chức Sở Tư pháp lập biên bản vi phạm hành chính đối với các hành vi quy định tại Chương II, Mục 1, Mục 2, Điều 39, Điều 40, Mục 4, Mục 5 Chương III, Chương IV của Nghị định này và các hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước khác liên quan đến lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình;

      đ) Thẩm tra viên, thư ký, chuyên viên cơ quan Thi hành án dân sự lập biên bản vi phạm hành chính đối với các hành vi quy định tại Chương V của Nghị định này;

      e) Công chức các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp có chức năng quản lý nhà nước về bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự lập biên bản vi phạm hành chính đối với các hành vi quy định tại các chương II, III, IV và V của Nghị định này và các hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước khác liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước của mình;

      g) Công chức Tòa án nhân dân các cấp lập biên bản vi phạm hành chính đối với các hành vi quy định tại Chương VI của Nghị định này;

      h) Công chức, viên chức cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài lập biên bản vi phạm hành chính đối với các hành vi quy định tại Mục 1 và Mục 2 Chương III của Nghị định này;

      i) Công chức, viên chức các bộ, cơ quan ngang bộ, các sở quản lý chuyên môn về lĩnh vực giám định tư pháp, tổ chức giám định lập biên bản vi phạm hành chính đối với các hành vi quy định tại Mục 4 Chương II của Nghị định này;

      k) Công chức, viên chức Phòng công chứng lập biên bản vi phạm hành chính đối với các hành vi quy định tại Điều 12 của Nghị định này;

      l) Công chức, viên chức Trung tâm đăng ký giao dịch, tài sản, cơ quan có thẩm quyền đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, tàu bay, tàu biển lập biên bản vi phạm hành chính đối với các hành vi quy định tại Mục 5 Chương III của Nghị định này;

      m) Công chức, viên chức Trung tâm trợ giúp pháp lý lập biên bản vi phạm hành chính đối với các hành vi quy định tại Điều 42 của Nghị định này.”

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn