"Ngoại tình tư tưởng" có vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng hay không?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 09/12/2022

"Ngoại tình tư tưởng" có vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng hay không? Đã kết hôn nhưng vẫn sống chung như vợ chồng với người khác có bị xử phạt vi phạm hành chính hay không? Điều kiện đăng ký kết hôn được pháp luật quy định như thế nào?

Chào anh chị, cho em hỏi một vấn đề, chồng của em đã từng có người yêu, hai người họ yêu nhau 5 năm. Tuy nhiên sau đó cô ấy mất do tai nạn giao thông. Sau khi cô ấy mất, chồng em mới quen và kết hôn với em cho đến nay. Tuy nhiên, chồng em gần đây thường lấy những bức hình cũ của cô ấy ra xem, và nhiều hành động khác...

Anh chị cho em hỏi trường hợp ngoại tình tư tưởng có vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng hay không? Cảm ơn anh chị đã hỗ trợ.

    • 1. "Ngoại tình tư tưởng" có vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng hay không?

      Tại Điều 2 Luật Hôn nhân và gia đình 2014' onclick="vbclick('3A430', '383634');" target='_blank'>Điều 2 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình như sau:

      1. Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.

      2. Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, tôn giáo, giữa người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa người có tín ngưỡng với người không có tín ngưỡng, giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.

      3. Xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; các thành viên gia đình có nghĩa vụ tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; không phân biệt đối xử giữa các con.

      4. Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ, hỗ trợ trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật thực hiện các quyền về hôn nhân và gia đình; giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ; thực hiện kế hoạch hóa gia đình.

      5. Kế thừa, phát huy truyền thống văn hóa, đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam về hôn nhân và gia đình.

      Tại Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014' onclick="vbclick('3A430', '383634');" target='_blank'>Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình như sau:

      1. Quan hệ hôn nhân và gia đình được xác lập, thực hiện theo quy định của Luật này được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.

      2. Cấm các hành vi sau đây:

      a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;

      b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;

      c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;

      d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

      đ) Yêu sách của cải trong kết hôn;

      e) Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;

      g) Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính;

      h) Bạo lực gia đình;

      i) Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi.

      3. Mọi hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình phải được xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật.

      Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan khác có thẩm quyền áp dụng biện pháp kịp thời ngăn chặn và xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình.

      4. Danh dự, nhân phẩm, uy tín, bí mật đời tư và các quyền riêng tư khác của các bên được tôn trọng, bảo vệ trong quá trình giải quyết vụ việc về hôn nhân và gia đình.

      Căn cứ theo quy định hiện hành, pháp luật không đề cập đến vấn đề "ngoại tình tư tưởng", hành vi này cũng không được xem là hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng.

      2. Đã kết hôn nhưng vẫn sống chung như vợ chồng với người khác có bị xử phạt vi phạm hành chính hay không?

      Tại Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP' onclick="vbclick('5FDA3', '383634');" target='_blank'>Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP có quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng như sau:

      1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

      a) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;

      b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;

      c) Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;

      d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

      đ) Cản trở kết hôn, yêu sách của cải trong kết hôn hoặc cản trở ly hôn.

      2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

      a) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ hoặc giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;

      b) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi;

      c) Cưỡng ép kết hôn hoặc lừa dối kết hôn; cưỡng ép ly hôn hoặc lừa dối ly hôn;

      d) Lợi dụng việc kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình;

      đ) Lợi dụng việc ly hôn để trốn tránh nghĩa vụ tài sản, vi phạm chính sách, pháp luật về dân số hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích chấm dứt hôn nhân.

      3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

      Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các điểm d và đ khoản 2 Điều này.

      Theo đó, trong trường hợp đã kết hôn nhưng vẫn sống chung như vợ chồng với người khác thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính. Hành vi này có thể bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

      3. Điều kiện đăng ký kết hôn được pháp luật quy định như thế nào?

      Tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014' onclick="vbclick('3A430', '383634');" target='_blank'>Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về điều kiện đăng ký kết hôn như sau:

      1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

      a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

      b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

      c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

      d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.

      2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.

      Như vậy, nếu đáp được các điều kiện đăng ký kết hôn theo quy định trên thì nam nữ có thể tiến hành đăng ký kết hôn theo quy định.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn