Người bị trục xuất đang lưu trú ở cơ sở lưu trú của Bộ công an có được giữ tiền bên người không?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 11/05/2022

Người bị trục xuất đang lưu trú ở cơ sở lưu trú của Bộ công an có được giữ tiền bên người không? Đang ở tại cơ sở lưu trú Bộ Công an đang chờ trục xuất bị bệnh có được lựa chọn cơ sở để khám chữa bệnh không? Chồng tôi là người nước ngoài bị trục xuất đang ở cơ sở lưu trú của Bộ công an, bên người đang giữ một số tiền Việt Nam thì có được giữ số tiền đó tại cơ sở lưu trú không hay là đưa cho người khác giữ? Chồng tôi cũng đang bị bệnh nhưng không muốn chữa ở trong cơ sở lưu trú mà muốn ra bệnh viện bên ngoài thì có được không? Xin giải đáp.

 

    • Người bị trục xuất đang lưu trú ở cơ sở lưu trú của Bộ công an có được giữ tiền bên người không?
      (ảnh minh họa)
    • Người bị trục xuất đang lưu trú ở cơ sở lưu trú của Bộ công an có được giữ tiền bên người không?

      Căn cứ Điều 11 Nghị định 65/2020/NĐ-CP quy định về quản lý tài sản của người lưu trú như sau:

      Người lưu trú có ngoại tệ, giấy tờ có giá, vàng, bạc, đồng hồ, đồ trang sức quý, tư trang và những đồ vật có giá trị khác, cơ sở lưu trú phải lập biên bản và niêm phong, gửi vào lưu ký để quản lý, người lưu trú được nhận lại trước khi xuất cảnh. Trường hợp người lưu trú có đơn đề nghị được chuyển đồ, tư trang nêu trên cho thân nhân hoặc người đại diện hợp pháp của mình thì cơ sở lưu trú có trách nhiệm lập biên bản giao cho thân nhân hoặc người đại diện hợp pháp của người lưu trú. Riêng đồng tiền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (tiền mặt) thì gửi lưu ký để người lưu trú sử dụng.

      Như vậy, chồng bạn phải gửi lưu ký tiền đồng Việt Nam để quản lý ở cơ sở lưu trú theo như quy định trên.

      Đang ở tại cơ sở lưu trú Bộ Công an đang chờ trục xuất bị bệnh có được lựa chọn cơ sở để khám chữa bệnh không?

      Theo Khoản 1 Điều 12 Nghị định 65/2020/NĐ-CP quy định về chế độ khám bệnh, chữa bệnh đối với người lưu trú như sau:

      Người lưu trú bị ốm, bị thương tích được khám bệnh, chữa bệnh và điều trị tại cơ sở y tế của cơ sở lưu trú. Trường hợp người lưu trú bị bệnh nặng hoặc thương tích vượt quá khả năng điều trị của y tế cơ sở lưu trú thì chuyển họ đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trên là tuyến huyện hoặc tuyến tỉnh, bệnh viện cấp quân khu để điều trị. Chế độ ăn, cấp phát thuốc, bồi dưỡng cho người lưu trú do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ định theo bệnh lý và theo mức độ nặng, nhẹ của bệnh; tiền thuốc chữa bệnh thông thường cho người lưu trú được cấp tương đương 03 kg gạo tẻ loại trung bình/01 người/01 tháng. Trường hợp người lưu trú có yêu cầu đến cơ sở y tế khám bệnh, chữa bệnh theo nguyện vọng thì phải được Trưởng cơ sở lưu trú cho phép và tự chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh.

      Cơ sở lưu trú phải thông báo việc người lưu trú điều trị tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trên cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh nơi có cơ sở lưu trú để thông báo cho các cơ quan quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này và thân nhân hoặc người đại diện hợp pháp của người lưu trú đang ở Việt Nam (nếu có) để phối hợp chăm sóc, điều trị.

      Kinh phí khám bệnh, chữa bệnh cho người lưu trú tại các cơ sở y tế do Nhà nước cấp. Nếu việc khám bệnh, chữa bệnh cho người lưu trú phải sử dụng kỹ thuật cao, chi phí lớn, vượt quá định mức thì người lưu trú phải tự thanh toán.

      Theo đó, chồng bạn có thể yêu cầu khám, chữa bệnh theo nguyện vọng của bản thân nhưng phải được Trưởng cơ sở lưu trú cho phép và tự chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh của mình.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    • Điều 11 Nghị định 65/2020/NĐ-CP Tải về
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn