Người được nhận làm con nuôi đã thay đổi họ theo bố nuôi có được lấy lại họ theo bố đẻ không?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 20/07/2022

Người được nhận làm con nuôi đã thay đổi họ theo bố nuôi có được lấy lại họ theo bố đẻ không? Cha đẻ người được nhận làm con nuôi đang chấp hành hình phạt tù có được cho ý kiến về việc cho nhận con nuôi không? 

Vào năm 1998, tôi được ông Hoàng Minh Y nhận làm con nuôi. Sau khi việc nuôi con nuôi được hoàn tất theo quy định pháp luật, ông Y đã tiến hành thủ tục thay đổi họ của tôi thành họ Hoàng. Hiện nay, tôi đã 20 tuổi và vẫn là con nuôi của ông Y nhưng tôi muốn lấy lại họ theo họ của bố đẻ có được không? Cha đẻ người được nhận làm con nuôi đang chấp hành hình phạt tù có được cho ý kiến về việc cho nhận con nuôi không? 

Mong anh chị Luật sư tư vấn. Tôi cảm ơn.

 

    • Người được nhận làm con nuôi đã thay đổi họ theo bố nuôi có được lấy lại họ theo bố đẻ không?

      Căn cứ Điều 25 Luật nuôi con nuôi 2010' onclick="vbclick('1A632', '369664');" target='_blank'>Điều 25 Luật nuôi con nuôi 2010 quy định căn cứ chấm dứt việc nuôi con nuôi, cụ thể như sau:

      Việc nuôi con nuôi có thể bị chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

      1. Con nuôi đã thành niên và cha mẹ nuôi tự nguyện chấm dứt việc nuôi con nuôi;

      2. Con nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của cha mẹ nuôi; ngược đãi, hành hạ cha mẹ nuôi hoặc con nuôi có hành vi phá tán tài sản của cha mẹ nuôi;

      3. Cha mẹ nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con nuôi; ngược đãi, hành hạ con nuôi;

      4. Vi phạm quy định tại Điều 13 của Luật này.

      Theo Điều 27 Luật nuôi con nuôi 2010' onclick="vbclick('1A632', '369664');" target='_blank'>Điều 27 Luật nuôi con nuôi 2010 về hệ quả quả của việc chấm dứt nuôi con nuôi:

      1. Quyền, nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi chấm dứt kể từ ngày quyết định chấm dứt nuôi con nuôi của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

      2. Trường hợp con nuôi là người chưa thành niên hoặc đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động thì Tòa án quyết định giao cho cha mẹ đẻ hoặc tổ chức, cá nhân khác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục vì lợi ích tốt nhất của người đó.

      3. Trường hợp con nuôi được giao cho cha mẹ đẻ thì các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ đẻ đã chấm dứt theo quy định tại khoản 4 Điều 24 của Luật này được khôi phục.

      4. Trường hợp con nuôi có tài sản riêng thì được nhận lại tài sản đó; nếu con nuôi có công lao đóng góp vào khối tài sản chung của cha mẹ nuôi thì được hưởng phần tài sản tương xứng với công lao đóng góp theo thỏa thuận với cha mẹ nuôi; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

      5. Con nuôi có quyền lấy lại họ, tên của mình như trước khi được cho làm con nuôi.

      Theo đó, quan hệ nuôi con nuôi giữa bạn và ông Y vẫn đang tồn tại nên không có cơ sở pháp lý để thực hiện yêu cầu thay đổi họ của bạn nên bạn chỉ có thể lấy lại họ của bố đẻ mình khi việc nuôi con nuôi bị chấm dứt theo quyết định của Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo các trường hợp được nêu ở trên.

      Cha đẻ người được nhận làm con nuôi đang chấp hành hình phạt tù có được cho ý kiến về việc cho nhận con nuôi không?

      Tại Điều 21 Luật nuôi con nuôi 2010' onclick="vbclick('1A632', '369664');" target='_blank'>Điều 21 Luật nuôi con nuôi 2010 về sự đồng ý cho làm con nuôi, theo đó:

      1. Việc nhận nuôi con nuôi phải được sự đồng ý của cha mẹ đẻ của người được nhận làm con nuôi; nếu cha đẻ hoặc mẹ đẻ đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì phải được sự đồng ý của người còn lại; nếu cả cha mẹ đẻ đều đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì phải được sự đồng ý của người giám hộ; trường hợp nhận trẻ em từ đủ 09 tuổi trở lên làm con nuôi thì còn phải được sự đồng ý của trẻ em đó.

      2. Người đồng ý cho làm con nuôi quy định tại khoản 1 điều này phải được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi nhận hồ sơ tư vấn đầy đủ về mục đích nuôi con nuôi; quyền, nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi; quyền, nghĩa vụ giữa cha mẹ đẻ và con sau khi người đó được nhận làm con nuôi.

      3. Sự đồng ý phải hoàn toàn tự nguyện, trung thực, không bị ép buộc, không bị đe dọa hay mua chuộc, không vụ lợi, không kèm theo yêu cầu trả tiền hoặc lợi ích vật chất khác.

      4. Cha mẹ đẻ chỉ được đồng ý cho con làm con nuôi sau khi con đã được sinh ra ít nhất 15 ngày.

      Như vậy, pháp luật về nuôi con nuôi không có quy định về người đang chấp hành hình phạt tù có được cho ý kiến về việc cho nhận con nuôi hay không mà chỉ cần thuộc các trường hợp nêu trên thì công chức tư pháp hộ tịch vẫn phải lấy ý kiến đồng ý của cha mẹ về việc cho con đẻ làm con nuôi.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn