Người giám hộ của người mất năng lực hành vi dân sự

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 07/09/2016

Anh trai và cháu gái bị mất năng lực hành vi dân sự (Theo biên bản giám định pháp y tâm thần của trung tâm giám định pháp y tâm thần), vợ anh trai tôi đã chết. Vậy tôi là em gái có được làm người giám hộ cho anh trai và cháu tôi không. Xin được tư vấn.

    • Ðiều 58 Bộ luật Dân sự quy định về giám hộ như sau: Giám hộ là việc cá nhân, tổchức (sau đây gọi chung là người giám hộ) được pháp luật quy định hoặc được cửđể thực hiện việc chăm sóc và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưathành niên, người mất năng lực hành vi dân sự (sau đây gọi chung là người đượcgiám hộ).

      Người được giám hộ bao gồm:

      - Người chưa thành niên không còn cha, mẹ, không xác định được cha, mẹhoặc cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dânsự, bị Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ hoặc cha, mẹ không có điều kiện chămsóc, giáo dục người chưa thành niên đó và nếu cha, mẹ có yêu cầu;

      - Người mất năng lực hành vi dân sự.

      Anh trai và cháu bạn là người mất năng lực hành vi dân sự nên thuộctrường hợp phải được người giám hộ.

      Về việc bạn có thể là người giám hộ hay không thì cần căn cứ các quyđịnh sau:

      - Bạn phải đáp ứng điều kiện của cá nhân làm người giám hộ (Điều 60 Bộluật Dân sự): Cá nhân có đủ các điều kiện sau đây có thể làm người giám hộ:

      + Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

      + Có tư cách đạo đức tốt; không phải là người đang bị truy cứu tráchnhiệm hình sự hoặc người bị kết án nhưng chưa được xoá án tích về một trong cáctội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của ngườikhác;

      + Có điều kiện cần thiết bảo đảm thực hiện việc giám hộ.

      - Việc xác định người giám hộ căn cứ theo quyđịnh tại Ðiều 62 Bộ luật Dân sự về người giám hộ đương nhiên của người mất nănglực hành vi dân sự:

      + Trong trường hợp vợ mất năng lực hành vi dân sự thì chồng là ngườigiám hộ; nếu chồng mất năng lực hành vi dân sự thì vợ là người giám hộ.

      + Trong trường hợp cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự hoặc mộtngười mất năng lực hành vi dân sự, còn người kia không có đủ điều kiện làmngười giám hộ thì người con cả là người giám hộ; nếu người con cả không có đủđiều kiện làm người giám hộ thì người con tiếp theo là người giám hộ.

      + Trong trường hợp người thành niên mất năng lực hành vi dân sự chưa cóvợ, chồng, con hoặc có mà vợ, chồng, con đều không có đủ điều kiện làm ngườigiám hộ thì cha, mẹ là người giám hộ.

      Xét trường hợp của anh trai bạn: Do vợ của anh đã mất nên người giám hộ cho anh sẽ làcon của anh; nếu không có người con nào đủ điều kiện làm người giám hộ thì cha,mẹ của anh sẽ làm người giám hộ cho anh. Nếu không có ai đủ điều kiện làm ngườigiám hộ thì anh trai bạn thuộc trường hợp không có người giám hộ đương nhiên.

      Xét trường hợp của cháu bạn: Cháu bạn chưa có chồng con, mẹ đã mất, cha bị mấtnăng lực hành vi dân sự nên cháu bạn thuộc trường hợp không có người giám hộđương nhiên.

      Trong trường hợp không có người giám hộ đương nhiên như nêu trên thì Ủyban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú của người được giám hộ có tráchnhiệm cử người giám hộ hoặc đề nghị một tổ chức đảm nhận việc giám hộ (Điều 63Bộ luật Dân sự). Khi đó, bạn có quyền đứng ra nhận làm người giám hộ. Một ngườicó thể giám hộ cho nhiều người (Khoản 4 Điều 58 Bộ luật Dân sự) nên bạn có thểnhận làm người giám hộ cho cả anh trai và cháu gái bạn.

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn