Người khuyết tật có quyền được kết hôn không? Cản trở quyền kết hôn của người khuyết tật bị phạt bao nhiêu tiền?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 01/09/2022

Người khuyết tật có quyền được kết hôn không? Cản trở quyền kết hôn của người khuyết tật bị phạt bao nhiêu tiền?

Chào Ban biên tập, tôi có vấn đề cần được giải đáp. Tôi tên M năm nay tôi 22 tuổi và bạn gái của tôi tên D năm nay 20 tuổi, cả 2 chúng tôi đều là người khuyết tật. Tôi và em D có dự định sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 10/2022. Tôi thắc mắc là người khuyết tật thì có quyền kết hôn không? Mối quan hệ kết hôn của người khuyết tật pháp luật có công nhận không?

Rất mong được Ban biên tập giải đáp, tôi cảm ơn.

    • 1. Người khuyết tật có quyền được kết hôn không?

      Tại Điều 36 Hiến pháp 2013' onclick="vbclick('34A4B', '374162');" target='_blank'>Điều 36 Hiến pháp 2013 quy định như sau:

      1. Nam, nữ có quyền kết hôn, ly hôn. Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau.

      2. Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình, bảo hộ quyền lợi của người mẹ và trẻ em.

      Theo Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014' onclick="vbclick('3A430', '374162');" target='_blank'>Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định điều kiện kết hôn như sau:

      1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

      a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

      b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

      c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

      d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.

      2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.

      Như vậy, không có quy định nào là cấm người khuyết tật không được kết hôn. Người khuyết tật vẫn có thể kết hôn nếu như đáp ứng đủ các điều kiện kết hôn mà luật quy định.

      Bạn và bạn D đều đã đủ tuổi kết hôn, chỉ cần cả 2 bạn không ai bị mất năng lực hành vi dân sự thì có thể tiến hành thủ tục đăng ký kết hôn. Mối quan hệ hôn nhân của cả 2 bạn vẫn sẽ được pháp luật công nhận.

      2. Cản trở quyền kết hôn của người khuyết tật bị phạt bao nhiêu tiền?

      Tại Điều 14 Luật người khuyết tật 2010' onclick="vbclick('1A631', '374162');" target='_blank'>Điều 14 Luật người khuyết tật 2010 quy định những hành vi bị nghiêm cấm như sau:

      1. Kỳ thị, phân biệt đối xử người khuyết tật.

      2. Xâm phạm thân thể, nhân phẩm, danh dự, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp của người khuyết tật.

      3. Lôi kéo, dụ dỗ hoặc ép buộc người khuyết tật thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, đạo đức xã hội.

      4. Lợi dụng người khuyết tật, tổ chức của người khuyết tật, tổ chức vì người khuyết tật, hình ảnh, thông tin cá nhân, tình trạng của người khuyết tật để trục lợi hoặc thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.

      5. Người có trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc theo quy định của pháp luật.

      6. Cản trở quyền kết hôn, quyền nuôi con của người khuyết tật.

      7. Gian dối trong việc xác định mức độ khuyết tật, cấp giấy xác nhận khuyết tật.

      Căn cứ Điều 11 Nghị định 130/2021/NĐ-CP' onclick="vbclick('79F43', '374162');" target='_blank'>Điều 11 Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định vi phạm quy định về hành vi bị nghiêm cấm đối với người khuyết tật như sau:

      1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

      a) Kỳ thị, phân biệt đối xử người khuyết tật;

      b) Cản trở quyền kết hôn, quyền nuôi con hợp pháp của người khuyết tật;

      c) Cản trở người khuyết tật sống độc lập, hòa nhập cộng đồng;

      d) Cản trở người khuyết tật tham gia bình đẳng vào các hoạt động xã hội;

      đ) Cản trở người khuyết tật thực hiện quyền tiếp cận công nghệ thông tin.

      2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật theo quy định của pháp luật.

      3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng hình ảnh, thông tin cá nhân, tình trạng của người khuyết tật, tổ chức của người khuyết tật, tổ chức vì người khuyết tật để trục lợi hoặc thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.

      4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi lôi kéo, dụ dỗ hoặc ép buộc người khuyết tật thực hiện hành vi vi phạm pháp luật mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

      5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

      Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.

      Theo Khoản 2 Điều 5 Nghị định 130/2021/NĐ-CP' onclick="vbclick('79F43', '374162');" target='_blank'>Điều 5 Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định mức phạt tiền:

      2. Mức phạt tiền đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân vi phạm, trừ quy định tại các Điều 8, 9, 12, 13, 14, khoản 1 Điều 16, Điều 33 và khoản 2 Điều 36 của Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức vi phạm gấp hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân vi phạm.

      Do đó, ai có hành vi cản trở quyền kết hôn của người khuyết tật thì sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn