Nhận thừa kế

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 27/08/2016

Tôi có một người cháu mới 7 tuổi. Bố mẹ cháu tôi đã chết cách đây 5 năm. Trước khi chết bố mẹ cháu tôi có để lại khối tài sản là quyền sử dụng đất 5000m2 mang tên bố cháu tôi là hộ ông Dương văn thủy. không có di chúc. Nay tôi muốn tiến hành phân chia thừa kế 5000m2 đó cho cháu tôi. Tôi phải làm như thế nào? cháu tôi mới 7 tuổi có được quyền sử dụng hay không. Có được cấp bìa đỏ hay không. Mong luật sư tư vấn giúp

    • Trước khi phân chia di sản thừa kế thì phải xác định người giám hộ cho cháu bé.

      Mẹ cháu bé là giám hộ đương nhiên, nếu không còn mẹ hoặc mẹ bị mất năng lực hành vi dân sự... thì xác định theo Điều 61 Bộ luật Dân sự. Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên

      "Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên mà không còn cả cha và mẹ, không xác định được cha, mẹ hoặc cả cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, bị Toà án hạn chế quyền của cha, mẹ hoặc cha, mẹ không có điều kiện chăm sóc, giáo dục người chưa thành niên đó và nếu cha, mẹ có yêu cầu, được xác định như sau:

      1. Trong trường hợp anh ruột, chị ruột không có thoả thuận khác thì anh cả hoặc chị cả là người giám hộ của em chưa thành niên; nếu anh cả hoặc chị cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì anh, chị tiếp theo là người giám hộ;

      2. Trong trường hợp không có anh ruột, chị ruột hoặc anh ruột, chị ruột không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người giám hộ; nếu không có ai trong số những người thân thích này có đủ điều kiện làm người giám hộ thì bác, chú, cậu, cô, dì là người giám hộ.thì phải cử người giám hộ theo Điều 63 Bộ luật dân sự: "Trong trường hợp người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự không có người giám hộ đương nhiên theo quy định tại Điều 61 và Điều 62 của Bộ luật này thì Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú của người được giám hộ có trách nhiệm cử người giám hộ hoặc đề nghị một tổ chức đảm nhận việc giám hộ."

      Nếu không còn những người nêu trên thì phải cử người giám hộ theo Điều 63 Bộ luật Dân sự năm 2005: "Trong trường hợp người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự không có người giám hộ đương nhiên theo quy định tại Điều 61 và Điều 62 của Bộ luật này thì Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú của người giám hộ có trách nhiệm cử người giám hộ hoặc đề nghị một tổ chức đảm nhận việc giám hộ.

      Thủ tục cử người giám hộ: Điều 64 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định như sau:
      1. Việc cử người giám hộ phải được lập thành văn bản, trong đó ghi rõ lý do cử người giám hộ, quyền, nghĩa vụ cụ thể của người giám hộ, tình trạng tài sản của người được giám hộ.
      2. Việc cử người giám hộ phải được sự đồng ý của người được cử làm người giám hộ.

      Sau khi có người giám hộ rồi thì có quyền đại diện cho cháu bé để yêu cầu chia di sản và quản lý tài sản cho cháu bé theo Điều 69 BLDS . Quản lý tài sản của người được giám hộ

      1. Người giám hộ có trách nhiệm quản lý tài sản của người được giám hộ như tài sản của chính mình.

      2. Người giám hộ được thực hiện các giao dịch liên quan đến tài sản của người được giám hộ vì lợi ích của người được giám hộ. Việc bán, trao đổi, cho thuê, cho mượn, cho vay, cầm cố, thế chấp, đặt cọc và các giao dịch khác đối với tài sản có giá trị lớn của người được giám hộ phải được sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ.

      Người giám hộ không được đem tài sản của người được giám hộ tặng cho người khác.

      3. Các giao dịch dân sự giữa người giám hộ với người được giám hộ có liên quan đến tài sản của người được giám hộ đều vô hiệu, trừ trường hợp giao dịch được thực hiện vì lợi ích của người được giám hộ và có sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ.

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn