Phân chia tài sản khi ly dị

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 25/08/2016

Vào khoảng năm 1994, sau khi ba mẹ kết hôn 2 năm ( năm 1992) bà nội có để lại cho ba một ít đất, nhưng khi làm giấy tờ sang tên sổ đỏ, trong sổ đỏ chỉ ghi ông A chứ không ghi ông (bà) A, vậy thì đất đó có phải là tài sãn chung không. Vào đầu tháng 3 năm 2012, ba mẹ em có làm một tờ giấy ly thân, cả hai người đều đã ký giấy đồng ý, sau đó mẹ có dùng tiền riêng của mình để mua lại một mảnh đất của ông bà ngoại, như vậy phần đất này có được coi là tài sản chung của hai người hay không. Vào năm 2011, gia đình em có bán một mảnh đất ở nơi khác, và phần giá trị của đất đó đã chia làm 4 phần (gia đình em có 4 người)  mỗi người một phần, vậy phần đất tại nhà (của bà nội cho ba) có còn của chung không? Bây giờ khi nói đến việc chia tài sãn khi ly dị thì ba nói là tài sãn đã chia rồi, còn phần đất hiện tại là bà nội để lại cho riêng mình ba, ba mẹ con không có quyền được hưởng gì hết. Nhưng nếu có phân chia tài sản thì phải cộng luôn tài sản bà nội để lại cho ba và phần tài sản mẹ mới mua rồi mới chia ra, do phần đất mẹ mua sau nhiều hơn rất nhiều so với đất bà nội để lại cho ba, nên việc chia tài sản là bất lợi. Không biết ba nói như vậy có đúng không? Ba có con trai riêng ở bên ngoài (con ngoài dã thú) và ba nói sẽ để lại dy chúc chia toàn bộ đất cho người con trai đó, và không để lại cho ba mẹ con phần nào, như vậy nếu tranh chấp thì em có lợi gì không? Rất mong sẽ nhận được câu trả lời sớm nhất! Và nếu ly dị thì phần đất của bà nội để lại cho ba (cho ba trong thời kỳ hôn nhân), mẹ và hai con có phần hay không?

    • 1/ Mảnh đất do bà nội của bạn cho riêng ba bạn, mặc dù đang trong thời kỳ hôn nhân nhưng do được tặng cho riêng nên đó là tài sản rêng của ba bạn.

      2/ Mặc dù ba và mẹ bạn có ký giấy ly thân với nhau. Nhưng theo qui định của pháp luật thì chỉ có trường hợp ly hôn và phải có bản án hay quyết định của tòa án thì lúc đấy mới được xem là chấm dứt cuộc hôn nhân, do vậy mảnh đất do mẹ bạn mua vẫn được xem là tài sản chung của ba mẹ bạn vì nó được tạo lập trong thời kỳ hôn nhân.

      3/ Nếu ba và mẹ bạn có ly dị với nhau thì phần đất của bà nội bạn đã cho riêng ba bạn về nguyên tắc vẫn không được chia vì đây là tài sản riêng. Còn nếu ba bạn muốn chia thì đó là quyền của ông ấy. Bạn có thể tham khảo thêm các qui định sau nhé.

      Điều 27. Tài sản chung của vợ chồng

      1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thoả thuận là tài sản chung.

      Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng. Quyền sử dụng đất mà vợ hoặc chồng có được trước khi kết hôn, được thừa kế riêng chỉ là tài sản chung khi vợ chồng có thoả thuận.

      Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất.

      2. Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải ghi tên của cả vợ chồng.

      3. Trong trường hợp không có chứng cứ chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó là tài sản chung.

      Điều 32. Tài sản riêng của vợ, chồng

      1. Vợ, chồng có quyền có tài sản riêng.

      Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại khoản 1 Điều 29 và Điều 30 của Luật này; đồ dùng, tư trang cá nhân.

      2. Vợ, chồng có quyền nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung.

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn