Quy định mục đích thực hiện dân chủ trong công tác quản lý hành chính về trật tự xã hội

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 08/04/2020

Ban biên tập cho tôi hỏi: Theo quy định mới nhất thì việc thực hiện dân chủ trong công tác quản lý hành chính về trật tự xã hội nhằm mục đích gì? Mong ban biên tập hỗ trợ.

    • Theo Điều 2 Thông tư 15/2020/TT-BCA' onclick="vbclick('6A8B1', '319909');" target='_blank'>Điều 2 Thông tư 15/2020/TT-BCA (có hiệu lực từ ngày 30/3/2020) quy định mục đích thực hiện dân chủ trong công tác quản lý hành chính về trật tự xã hội nhằm:

      - Phát huy quyền làm chủ của Nhân dân và bảo đảm điều kiện thuận lợi cho Nhân dân thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật; huy động, khuyến khích Nhân dân tích cực tham gia công tác quản lý hành chính về trật tự xã hội.

      - Góp phần xây dựng lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội trong sạch vững mạnh, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; phát huy quyền làm chủ của cán bộ, chiến sĩ; nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị; phòng ngừa, ngăn chặn và chống các hành vi tham nhũng, tiêu cực, quan liêu, sách nhiễu, gây phiền hà, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân.

      Bân biên tập thông tin đến bạn.

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn