Quy định về việc sử dụng lối đi qua bất động sản liền kề năm 2017

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 11/02/2017

Quy định về việc sử dụng lối đi qua bất động sản liền kề năm 2017. Gia đình ông A nằm cạnh bờ sông và bị gia đình ông B và bà C vây bọc xung quanh nên không có lối đi ra đường công cộng. Mặc dù đi qua vườn nhà ông B ra đường công cộng thì gần và thuận tiện hơn nhưng vì có mẫu thuẫn từ trước nên gia đình ông B không đồng ý cho gia đình ông A đi nhờ. Do đó, gia đình ông A đi qua đất của nhà bà C để ra đường công cộng và gia đình ông A có trả cho gia đình bà C 10 triệu để được đi qua lâu dài. Sau 8 năm sử dụng lối đi qua nhà bà C, bà C bán nhà và chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho gia đình ông D. Nhà ông D đập nhà cũ đi xây nhà mới, nhà mới được xây trên cả diện tích lối đi mà gia đình ông A sử dụng. Hỏi nhà ông D có được xây trên lối đi gia đình ông A đã sử dụng 8 năm qua hay không? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!

    • - Tại thời điểm cách đây 8 năm thì pháp luật quy định quyền về lối đi qua bất động sản liền kề tại Điều 275 Bộ luật dân sự 2015 ' onclick="vbclick('48517', '169058');" target='_blank'>Điều 275 Bộ luật dân sự 2015 như sau:

      "1. Chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có lối đi ra, có quyền yêu cầu một trong những chủ sở hữu bất động sản liền kề dành cho mình một lối đi ra đến đường công cộng; người được yêu cầu có nghĩa vụ đáp ứng yêu cầu đó. Người được dành lối đi phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản liền kề, nếu không có thoả thuận khác.

      Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.

      2. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thoả thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định.

      3. Trong trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù."

      Như vậy, trong trường hợp câu hỏi của bạn, gia đình ông A là chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có lối đi ra, có quyền yêu cầu một trong những chủ sở hữu bất động sản liền kề dành cho mình một lối đi ra đến đường công cộng, cụ thể là ông B hoặc bà C. Và nếu được ông A yêu cầu mở lối đi ra thì ông B hoặc bà C có nghĩa vụ phải đáp ứng yêu cầu đó của ông A.

      Trong trường hợp ông A đã thoả thuận với bà C về việc mở lối đi riêng và đã đền bù cho bà C số tiền là 10 triệu đồng thì hai bên cần lập văn bản thoả thuận về vấn đề này và khi bà C bán nhà cho ông D thì ông D có nghĩa vụ tiếp tục mở lối đi ra cho ông A theo thoả thuận với bà C ban đầu.

      Nếu có căn cứ chứng minh thoả thuận của ông A với bà C về việc mở lối đi ra và đã đền bù cho bà C mà thời điểm hiện tại bà C bán nhà cho ông D, ông D xây dựng nhà vào phần lối đi ra của ông A thì ông A có quyền làm đơn khởi kiện ông D về việc vi phạm thoả thuận về lối đi ra và bà C là người chịu trách nhiệm liên đới.

      - Tại thời điểm hiện tại khi bà C đã bán nhà cho ông D thì áp dụng luật hiện hành quy định quyền về lối đi qua tại Điều 254 Bộ luật dân sự 2015 như sau:

      "1. Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.

      Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.

      Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

      2. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.

      3. Trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù."

      Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về việc sử dụng lối đi qua bất động sản liền kề năm 2017. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật dân sự 2015 để nắm rõ quy định này.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn