Quyền của người không phải là chủ sở hữu tài sản

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 09/09/2016

Quyền của người không phải là chủ sở hữu tài sản được quy định như thế nào?

    • Về mặt lý luận, chủ sở hữu tài sản có quyền sở hữu tài sản bao gồm: quyền sử dụng (usus), quyền thu lợi ( fructus) và quyền định đoạt (abusus). Chủ sở hữu có tất cả các lợi ích của vật mà mình là chủ sở hữu. Tuy nhiên, trong một giới hạn nhất định, những người không phải chủ sở hữu tài sản cũng có một số quyền năng của chủ sở hữu. Theo quy định của Bộ luật Dân sự, những người không phải chủ sở hữu tài sản có quyền sử dụng ( gồm quyền hưởng dụng và thu lợi) (Điều 194 Bộ Luật Dân sự 2005) và quyền định đoạt tài sản (Điều 198 Bộ luật Dân sự 2005).

      Pháp luật Việt Nam không trực tiếp nói về quyền hưởng dụng thu lợi nhưng có thể hiểu đó là quyền sử dụng ( gồm quyền sử dụng ( usus) và quyền thu lợi ( fructus)). Bản chất của quyền hưởng dụng là quyền của một người như một chủ sở hữu thực hiện quyền sử dụng và thu lợi trong một thời gian nhất định đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của người khác, phụ thuộc vào nghĩa vụ quản lý tài sản đó. Người hưởng dụng thu lợi được hưởng mọi lợi ích từ tài sản, kể cả quyền địa dịch, có thể chuyển nhượng hoặc cho thuê quyền của mình. Người hưởng dụng thu lợi có thể tiêu thụ những tài sản như tiền và các động sản khác nhưng phải trả đúng số lượng, phẩm chất và giá tri khi phải hoàn trả, đối với vật hao mòn thì trao trả đúng đồ vật và phải bồi thường nếu có lỗi gây hư hại. Một người phát sinh quyền hưởng dụng có thể theo pháp luật hoặc theo ý chí của các bên.Người có quyền hưởng dụng được hưởng mọi hoa lợi và lợi tức từ tài sản. Đồng thời phải có nghĩa vụ trả lại tài sản nguyên trạng, sử dụng và giữ gìn tài sản như chủ sở hữu, trả mọi thứ thuế liên quan theo quy định của pháp luật. Điều 194 BộLuật Dân sự đã cụ thể hóa quyền hưởng dụng này bằng cái tên: Quyền sử dụng của người không phải chủ sở hữu. Theo đó, chủ sở hữu có thể chuyển giao tài sản cho người khác sử dụng thông qua hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật. Khi sử dụng , người hưởng dụng ( hay người không phải chủ sở hữu) phải sử dụng đúng tính năng, công dụng , đúng phương thức. Người chiếm hữu không có căn cứ pháp luậtnhưng ngay tình cũng có quyền khai thác công dụng , hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản trong thời gian chiếm hữu. Người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình là người chiếm hữu mà không biết và không thể biết về việc chiếm hữu tài sản đó là không có căn cứ pháp luật. Ví dụ : mua nhầm phải của kẻ gian mà không biết người bán tài sản không phải là chủ sở hữu của tài sản ….Trong trường hợp chủ sở hữu đòi lại tài sản, thì người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình phải trả lại tài sản đó cho chủ sở hữu. Tuy nhiên, người chiếm hữu không có căn cứ pháp luậtnhưng ngay tình được quyền yêu cầu người có hành vi xâm phạm đến quyền và lợi ích của mình đối với tài sản bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật. Người chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình sẽ trở thành chủ sở hữu tài sản theo những căn cứ về thời hiệu theo quy định của pháp luật.

      Quyền định đoạt tài sản của người không phải chủ sở hữu được quy định tại Điều 198 BLDS năm 2005. Người không phải chủ sở hữu tài sản chỉ có quyền định đoạt tài sảntheo ủy quyền của chủ sở hữu hoặc theo quy định của pháp luật. Trong giao dịch dân sự, các chủ thể không phải chủ sở hữu chỉ có quyền định đoạt tài sản trong các trường hợp sau đây:

      – Chủ thể được chủ sở hữu ủy quyền định đoạt tài sản. Việc ủy quyền định đoạt tài là một dạng hợp đồng dân sự, theo đó người được ủy quyền phải định đoạt tài sản theo những phương pháp và cách thức phù hợp với ý chí và lợi ích của chủ sở hữu. Người được chủ sở hữu ủy quyền định đoạt tài sản cũng phải tuân theo những điều kiện của pháp luật. ( theo điều 198, Bộ Luật dân sự 2005)

      – Theo quy định của pháp luật thì các chủ thể không phải chủ sở hữu được quyền định đoạt tài sản. Ví dụ: người sử dụng đất được thực hiện một số quyền mang tính chất định đoạt như: chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, tặng cho, cho thuê lại, thừa kế,…. Hay người đại diện quyết định dùng tài sản của người được đại diện thực hiện việc kinh doanh vì lợi ích của người được đại diện; Ban quản lý rừng đặc dụng có quyền cho các tổ chức kinh tế thuê cảnh quan để kinh doanh du lịch sinh thái – môi trường theo dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt; tiến hành hoặc hợp tác với các tổ chức, nhà khoa học trong việc nghiên cứu khoa học theo kế hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt ( Luật Bảo vệ và phát triển rừng 2004)..

      Như vậy, một người không phải chủ sở hữu của tài sản cụ thể, trong một giới hạn nhất định có một số quyền năng đối với tài sản đó. Cụ thể người không phải chủ sở hữu có quyền hưởng dụng thu lợi lợi ích từ tài sản, quyền định đoạt tài sản của người khác trong giới hạn mà chủ sở hữu cho phép thông qua hợp đồng hoặc sự ủy quyền có hiệu lực pháp luật.

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn