Quyền đòi lại tài sản từ tài sản theo hình thức sở hữu chung

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 08/09/2016

Tháng 7/2011 tôi có góp vốn 30 triệu đồng cho một người để mở quán cơm. Tháng 10/2011 tôi muốn rút vốn và không đòi hỏi bất cứ khoản lãi nào từ hoạt động của quán cơm. Đến nay là tháng 9/2012 tôi vẫn chưa nhận được tiền, tôi có một tin nhắn từ anh ấy có nhắc đến là sẽ trả số tiền này. Có một số người cũng là người góp vốn chung để mở quán cơm này làm chứng cho tôi. Vậy tôi có thể đòi lại tiền vốn của mình không?

    • Trường hợp của bạn là nhiều người cùng góp vốn xây dựng tài sản thuộc sở hữu chung. Theo đó, mỗi người đều xác định phần vốn góp của mình vào khối tài sản chung đó (sở hữu chung theo phần – khoản 1 Điều 216 BLDS 2005).

      Vì một lý do nào đó mà bạn không muốn góp vốn nữa thì bạn hoàn toàn có thể yêu cầu chia tài sản chung này theo quy định tại khoản 1 Điều 224 BLDS 2005. Khi tài sản chung không thể chia bằng hiện vật thì có thể trị giá thành tiền để chia.

      Bạn có thể đòi lại tiền vốn của mình thông qua phương thức yêu cầu Tòa án chia tài sản chung là quán cơm đã cùng góp vốn xây dựng đó. Nếu nhận được sự đồng thuận của các đồng sở hữu đã góp vốn còn lại thì bạn có thể lựa chọn phương thức thỏa thuận bằng văn bản giữa các đồng chủ sở hữu đã góp vốn này để rút lại vốn của mình rồi yêu cầu Tòa án công nhận thỏa thuận đó. Chi phí và thủ tục tố tụng sẽ được giản lược rất nhiều, rút ngắn thời gian đòi được vốn của bạn.

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn