Quyền nhân thân của cá nhân bị xâm phạm phải làm thế nào?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 28/11/2016

Lúc trước em có quen 1 bạn trai qua mạng. Đến nay cũng được 3 năm rồi, sau thời gian tìm hiểu thấy không đi đến kết quả tốt nên em đã đề nghị chia tay. Người đó không đồng ý và có những việc làm ảnh hưởng đến cuộc sống của em. Thực ra trong thời gian quen nhau vì cả tin nên em đã nhẹ dạ cho người đó xem những tấm hình riêng tư. Và thời gian gần đây người đó có lập vài tài khoản facebook kết bạn với bạn bè của em, rồi liên tục đăng hình em lên facebook, đăng thông tin Sdt của em và mẹ em lên nói điều không hay, cả tên và trường học của em. Hiện tại em đang rất lo sợ rằng người đó sẽ tiếp tục những hành động xúc phạm đó, ảnh hưởng tới tương lai của em (em đang là sinh viên). Cho em biết em nên làm gì lúc này để người đó phải bị trừng trị trước pháp luật do hành vi của mình gây ra? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!

    • Theo quy định tại Điều 25 Bộ luật dân sự 2005 về bảo vệ quyền nhân thân thì khi quyền nhân thân của cá nhân bị xâm phạm thì người đó có quyền:

      1. Tự mình cải chính;

      2. Yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai;

      3. Yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm bồi thường thiệt hại."

      Đồng thời, theo quy định tại Khoản 3 Điều 66 Nghị định 174/2013/NĐ-CP về xử lý vi phạm quy định về lưu trữ, cho thuê, truyền đưa, cung cấp, truy nhập, thu thập, xử lý, trao đổi và sử dụng thông tin:

      "3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

      a) Truy nhập trái phép vào cơ sở dữ liệu, hệ thống mạng;

      b) Không thực hiện các biện pháp cần thiết để ngăn chặn việc truy nhập thông tin hoặc loại bỏ thông tin trái pháp luật theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi truyền đưa hoặc cho thuê chỗ lưu trữ thông tin số;

      c) Không thực hiện yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc xác định danh sách chủ sở hữu thuê chỗ lưu trữ thông tin số;

      d) Không bảo đảm bí mật thông tin của tổ chức, cá nhân thuê chỗ lưu trữ thông tin số;

      đ) Không thực hiện các biện pháp quản lý, kỹ thuật cần thiết để bảo đảm thông tin cá nhân không bị mất, đánh cắp, tiết lộ, thay đổi hoặc phá hủy khi thu thập, xử lý và sử dụng thông tin cá nhân của người khác trên môi trường mạng;

      e) Thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân khác mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích theo quy định của pháp luật;

      g) Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác;

      Có thể thấy, việc bạn bị một người khác đăng những thông tin bí mật nhằm xúc phạm danh dự nhân phẩm của mình thì bạn sẽ có nhiều cách để tự xử lý. Trước hết bạn nên chụp lại những bài viết này làm căn cứ, sau đó dùng chức năng báo cáo để xóa những bài đăng này, và có thể tự mình cải chính thông tin trên mạng xã hội, sau đó tố cáo tới cơ quan công an yêu cầu xử lý đối với hành vi của người đó. Ngoài xử phạt hành chính, nếu mức độ nghiêm trọng hơn thì người này sẽ có thể phải chịu các chế tài khác về hình sự.

      Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về xử lý khi quyền nhân thân của cá nhân bị xâm phạm. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật dân sự 2005 để nắm rõ quy định này.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn