Quyền nuôi con dưới 36 tháng của người cha

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 07/09/2016

Tôi và vợ tôi cưới nhau vào năm 2010, hiện tôi có 1 con trai 32 tháng tuổi đang sống cùng với tôi. Vợ tôi đi làm công ty đông lạnh được khoảng vài tháng vì cảm thấy vợ làm cực quá (không được nghỉ ngày nào kể cả thứ 7 và chủ nhật), những lúc tăng ca làm thêm giờ, sáng 4 h là vợ tôi đi làm rồi khoảng hơn 6 h tối mới về tới nhà, không có thời gian chăm sóc con tôi ngay cả những lúc con tôi ốm đau cũng không được nghỉ để đưa con tôi đi khám bệnh nữa. Chính vì vậy,  nên tôi đã đề nghị vợ tôi nghỉ làm đi về sống cùng cha mẹ tôi vì cha mẹ tôi cũng có đưa đất cho vợ chồng tôi làm để có thêm thu nhập chứ ăn uống của vợ chồng tôi là hoàn toàn do cha mẹ tôi lo, nhưng vợ tôi không đồng ý nghĩ làm thà rằng vợ tôi ly dị tôi chứ không về sống cùng tôi và con tôi Vợ tôi đã đưa đơn ly hôn và còn đòi tôi phải đưa con nữa. Tôi không đồng ý ly hôn vì tôi rất thương vợ và con tôi, hơn nữa con tôi còn nhỏ nó cần có đủ cha đủ mẹ để yêu thương tôi không muốn con tôi phải mất đi tình thương của một trong hai. Xin luật sư tư vấn trường hợp của tôi phải làm sao? N ếu như vợ tôi cương quyết ly hôn thì tôi có được quyền nuôi con không? Trong khi con tôi dưới 36 tháng. Nếu tôi có thể kéo dài thời gian để tôi được nuôi con không?

    • Theo qui định của pháp luật thì vợ bạn có quyền đơn phương xin ly hôn. Tuy nhiên, tòa án có xem xét và chấp nhận yêu cầu đó hay không còn phụ thuộc vào bạn tại phiên tòa, nếu như bạn chứng minh được mâu thuẫn vợ chồng không trầm trọng, đời sống chung của vợ chồng bạn vẫn có thể tiếp diễn, kéo dài và mục đích hôn nhân của vợ chồng bạn vẫn có thể duy trì và đạt được thì tòa án sẽ không chấp nhận yêu cầu của vợ bạn. Về yêu cầu giành quyền nuôi con, nếu hiện tại mà ra tòa ly hôn thì quyền nuôi con sẽ thuộc về vợ bạn. Do vậy, bạn cố gắng thuyết phục vợ, cố gắng hàn gắn hạnh phúc gia đình mình và quan trọng hơn hết là bạn phải tôn trọng quyết định của vợ bạn trong vấn đề chọn công việc làm, có thể những đề xuất của bạn và gia đình bạn trong việc tạo công ăn việc làm cho cô ấy lại không phù hợp với vợ bạn hay vẫn còn vấn đề gì đó hết sức tế nhị nên vợ bạn mới cương quyết như thế.

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn