Quyền rút đơn ly hôn sau khi có Bản án sơ thẩm

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 24/08/2016

Hiện giờ anh trai tôi đang thực hiện thủ tục ly hôn bằng hình thức khởi kiện ly hôn. Tòa án quận đã ra bản án sơ thẩm, trong đó nêu rõ ngôi nhà sẽ thuộc quyền sở hữu của anh tôi, và anh tôi có trách nhiệm trả 50% giá trị ngôi nhà cho vợ anh. Trong thời hạn kháng cáo, vợ anh đã nộp đơn kháng cáo, nội dung chủ yếu liên quan tới việc chia tài sản. Tuy nhiên, sau đó vợ anh có yêu cầu anh tôi đưa tiền nhà trước rồi chị sẽ rút đơn kháng cáo. Liên quan tới vụ việc này, tôi muốn nhờ luật sư tư vấn giúp một số vấn đề như sau: 1. Sau khi Tòa án đã ra bản án sơ thẩm (chưa có hiệu lực pháp luật), thì liệu vợ anh tôi có thể rút đơn xin ly hôn hay không? 2. Anh tôi cũng không muốn phải tiếp tục giải quyết vụ việc tại Tòa án phúc thẩm (nếu có), do đó cũng muốn để vợ anh tự rút đơn kháng cáo. Tuy nhiên anh tôi cũng không tin tưởng chị vợ sau khi nhận tiền sẽ rút đơn. Vậy anh tôi có thể yêu cầu vợ anh cùng ra văn phòng công chứng làm hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở trước, sau đó mới đưa tiền cho vợ anh để chị rút đơn kháng cáo được không? Việc này có ảnh hưởng gì tới quyết định thi hành án sau này hay không?

    • - Nếu người kháng cáo rút đơn thì bản án sơ thẩm có hiệu lực thi hành và người được thi hành phải làm đơn đến thi hành án, trừ trường hợp được tự nguyện thi hành. Người chồng không cần dự phúc thẩm cũng được nếu chắc chắn người vợ rút đơn, bằng không thì nên dự để bảo vệ quyền lợi của mình.

      - Tài sản đang được tòa án giải quyết thì không công chứng được.

      - Việc đưa tiền có thể không liên quan đến thi hành án nếu sự giao nhận số tiền đó không liên quan đến việc thi hành bản án tòa tuyên

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn