Quyền sở hữu đối với tài sản đã đặt cọc trước

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 09/02/2017

Tháng 4-2016, tôi đã thỏa thuận mua của gia đình hàng xóm một con bò cái giá 30 triệu đồng. Tôi có đặt cọc trước 10 triệu, hẹn đến ngày 25-6-2016 sẽ đưa thêm 20 triệu và nhận bò về. Đến đúng ngày giao hẹn, tôi sang đưa tiền thì con bò đẻ một bê con cách đó một tuần. Vậy cho tôi hỏi con bê con đó là của ai? Cấn Mạnh Tưởng (huyện Quốc Oai)

    • Khoản 1, Điều 358 Bộ luật Dân sự 2005 quy định về đặt cọc như sau: “Đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự”. Theo quy định này thì đặt cọc chỉ là một biện pháp bảo đảm để thực hiện hợp đồng mua bán, nên trong thời gian bạn đặt cọc tiền, con bò vẫn đang thuộc quyền sở hữu của gia đình ông hàng xóm.

      Quyền sở hữu con bò được chuyển giao ở thời điểm bạn hoàn thành việc thanh toán tiền mua bán và nhận được con bò theo quy định tại Khoản 2, Điều 168 Bộ luật Dân sự 2005: “Việc chuyển quyền sở hữu đối với động sản có hiệu lực kể từ thời điểm động sản được chuyển giao, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”. Và Điều 234, Bộ luật Dân sự 2005 quy định: “Người được giao tài sản thông qua hợp đồng mua bán, tặng cho, trao đổi, cho vay có quyền sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm chuyển giao tài sản, nếu các bên không có thỏa thuận khác hoặc pháp luật không có quy định khác”.

      Như vậy, trong thời gian con bò đẻ bê con thì nó vẫn đang thuộc quyền sở hữu của gia đình ông hàng xóm, nên con bê con cũng sẽ thuộc quyền sở hữu của gia đình ông ấy theo quy định tại Điều 234, Bộ luật Dân sự 2005: “Chủ sở hữu, người sử dụng tài sản có quyền sở hữu đối với hoa lợi, lợi tức theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật, kể từ thời điểm thu được hoa lợi, lợi tức đó”.

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn