Quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 31/08/2016
Ngày 09/10/2011, không đồng tình với quyết định cưỡng chế thu hồi đất của ông chủ tịch huyện, tôi đã làm đơn khởi kiện ra Tòa. Vụ án đang được Tòa thụ lý giải quyết. Ngày 21/11/2011, có một số cán bộ huyện, xã đến nhà yêu cầu gia đình tôi phải chuyển đi ngay nếu không sẽ bị cưỡng chế. Gia đình tôi có mẹ già đang ốm và cũng không có chỗ nào khác để ở. Vậy xin hỏi, tôi có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không ? Pháp luật quy định quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời như thế nào?
    • Theo quy định tại Điều 60 Luật Tố tụng hành chính thì:

      - Trong quá trình giải quyết vụ án, đương sự, người đại diện của đương sự có quyền yêu cầu Toà án đang giải quyết vụ án đó áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 62 của Luật này để tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được hoặc bảo đảm việc thi hành án.

      - Trong trường hợp do tình thế khẩn cấp, cần phải bảo vệ ngay bằng chứng, ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra thì cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền nộp đơn yêu cầu Toà án có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 62 của Luật này đồng thời với việc nộp đơn khởi kiện cho Toà án đó.

      - Người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không phải thực hiện biện pháp bảo đảm.

      Đối chiếu với các quy định trên để tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của gia đình, bảo toàn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được thì anh (chị) có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn