Tài sản có sau khi ly thân có phải là tài sản chung vợ chồng hay không?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 17/06/2022

Tài sản có sau khi ly thân có phải là tài sản chung vợ chồng hay không? Sống ly thân với chồng gần 7 năm thì quan hệ hôn nhân có chấm dứt không? Có đòi được tiền nuôi con khi ly thân không?

    • Tài sản có sau khi ly thân có phải là tài sản chung vợ chồng hay không?

      Vợ chồng tôi kết hôn 2017, do mâu thuẫn nên vợ chồng tôi đã sông ly thân từ 2017. Sau khi ly thân chồng tôi có sống chung với 01 người phụ nữ khác và mua 01 căn hộ chung cư. Bây giờ tôi muốn ly hôn vậy cho hỏi căn hộ chung cư đó sẽ chia thế nào?

      Trả lời:

      Theo Khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014' onclick="vbclick('3A430', '367107');" target='_blank'>Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định tài sản chung của vợ chồng như sau:

      Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

      Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

      Như vậy, vợ chồng bạn đang sống ly thân thì hôn nhân của vợ chồng bạn chưa chấm dứt theo quy định pháp luật thì tài sản hình thành trong hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng bạn.

      *Trường hợp: Căn hộ chung cư đó mua từ tiền của người sống chung với chồng bạn.

      Như vậy, căn hộ chung cư thuộc sở hữu riêng của người đó.

      *Trường hợp: Căn hộ chung cư đó có sự đóng góp của chồng bạn.

      Thì một phần căn hộ chung cư đó thuộc sở hữu chung của vợ chồng bạn.

      Như vậy, khi ly hôn thì căn hộ chung cư này được chia hai. Vợ chồng bạn được 01 phần, và người sống chung với chồng bạn 01 phần.

      Giá trị phần được hưởng xác định theo tỷ lệ đóng góp.

      Sống ly thân với chồng gần 7 năm thì quan hệ hôn nhân có chấm dứt không?

      Do cuộc sống hôn nhân không được như mong muốn nên tôi và chồng đã sống ly thân gần 07 năm nay. Ban tư vấn cho tôi hỏi cuộc hôn nhân của tôi như với chồng tôi có coi như là chấm dứt không? Chúng tôi chưa ra Tòa ly hôn. Mong được Ban tư vấn giải đáp giúp. Cảm ơn!

      Minh Yến - Long An

      Theo quy định tại Luật Hôn nhân và Gia định 2014 thì chỉ có 02 trường hợp chấm dứt hôn nhân:

      - Ly hôn

      - Hôn nhân chấm dứt do vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết.

      Bạn đã sống ly thân với chồng gần 07 năm mà chưa ra Tòa làm thủ tục ly hôn thì hôn nhân của bạn và chồng vẫn chưa chấm dứt. Do quan hệ hôn nhân chưa chấm dứt thì 02 bạn vẫn được coi là vợ chồng trên pháp luật.

      Có đòi được tiền nuôi con khi ly thân không?

      Vợ tôi bỏ nhà ra đi, để lại con cái cho tôi nuôi dưỡng từ năm 1988 đến nay. Hai vợ chồng ly hôn, tôi có quyền đòi vợ tôi đóng góp chi phí nuôi con trước đây không?

      Trả lời:

      Theo Luật Hôn nhân và gia đình 2014, khi ly hôn, cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi con chưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưng tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình thì có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. Bạn có thể yêu cầu tòa án giải quyết vấn đề này khi đưa đơn xin ly hôn. Tuy nhiên, pháp luật chỉ quy định nghĩa vụ nuôi dưỡng với trường hợp vợ chồng đã được tòa giải quyết cho ly hôn, chưa có quy định nào buộc một bên phải chịu chi phí nuôi con trong thời kỳ hôn nhân trước khi ly hôn. Vì vậy nguyện vọng của bạn không giải quyết được.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn