Tại sao thời gian làm lại căn cước công dân của nhiều người lại khác nhau?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 16/07/2022

Tại sao thời gian làm lại căn cước công dân của nhiều người lại khác nhau? Thẻ Căn cước công dân có là giấy tờ tùy thân hay không?

Cho tôi tôi sinh năm 1989 và mới làm thẻ căn cước công dân năm 2022 nhưng chỉ có thời hạn đến năm 2029 đã hết hạn. Và người trong gia đình tôi có những thời hạn khác tôi. Cho tôi hỏi là tại sao thời hạn này của mỗi người lại khác nhau? Xin cảm ơn!

    • Tại sao thời gian làm lại căn cước công dân của nhiều người lại khác nhau?

      Theo Điều 19 Luật Căn cước công dân 2014 quy định thì công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi sẽ được cấp thẻ Căn cước công dân và đến một độ tuổi nào đó theo quy định thì công dân sẽ phải tiến hành đổi lại thẻ Căn cước công dân.

      Cụ thể, tại Điều 21 Luật Căn cước công dân 2014 có quy định về độ tuổi đổi thẻ Căn cước công dân như sau:

      1. Thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.

      2. Trường hợp thẻ Căn cước công dân được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định tại khoản 1 Điều này thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.

      Năm 2029, bạn đủ 40 tuổi bạn bắt buộc phải làm thẻ mới và phụ thuộc vào độ tuổi khác nhau thì thời hạn làm lại thẻ căn cước công dân của mỗi người khác nhau.

      Thẻ Căn cước công dân có là giấy tờ tùy thân hay không?

      Căn cứ Khoản 1 Điều 20 Luật trên quy định về giá trị sử dụng của thẻ Căn cước công dân như sau:

      1. Thẻ Căn cước công dân là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam có giá trị chứng minh về căn cước công dân của người được cấp thẻ để thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.

      2. Thẻ Căn cước công dân được sử dụng thay cho việc sử dụng hộ chiếu trong trường hợp Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết được sử dụng thẻ Căn cước công dân thay cho việc sử dụng hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau.

      3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền được yêu cầu công dân xuất trình thẻ Căn cước công dân để kiểm tra về căn cước và các thông tin quy định tại Điều 18 của Luật này; được sử dụng số định danh cá nhân trên thẻ Căn cước công dân để kiểm tra thông tin của người được cấp thẻ trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu chuyên ngành theo quy định của pháp luật.

      Khi công dân xuất trình thẻ Căn cước công dân theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đó không được yêu cầu công dân xuất trình thêm giấy tờ khác chứng nhận các thông tin quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều này.

      4. Nhà nước bảo hộ quyền, lợi ích chính đáng của người được cấp thẻ Căn cước công dân theo quy định của pháp luật.

      Như vậy, căn cước công dân được coi là một loại giấy tờ tuỳ thân, có giá trị pháp lý để thực hiện các giao dịch.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn