Thả rơi người yêu từ tầng cao chung cư xuống đất bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 10/11/2022

Thả rơi người yêu từ tầng cao chung cư xuống đất bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào? Tự thú sau khi thả rơi người yêu từ tầng cao chung cư xuống đất có được miễn trách nhiệm hình sự không? Các tình tiết giảm nhẹ trong hình sự là gì?

Chào Ban biên tập, theo như em được nghe kể thì anh K trong khu chung cư của em đã đi tự thú về hành vi sai trái của mình. Đêm 07/11, anh K và chị G đã cãi nhau rất to tiếng, vì không kiềm chế được cảm xúc nên anh K đã bế sốc chị G lên và thả chị G rơi từ tầng 13 xuống đất. Sau khoảng chừng 5 phút thì anh K đã nhận ra là mình vừa giết chết chị G nên đã tự mình đến cảnh sát tự thú. Cho em hỏi là trường hợp này anh K sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào? Anh K tự thú thì có được miễn trách nhiệm hình sự không?

Rất mong được Ban biên tập giải đáp, em cảm ơn.

    • Thả rơi người yêu từ tầng cao chung cư xuống đất bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?
      (ảnh minh họa)
    • 1. Thả rơi người yêu từ tầng cao chung cư xuống đất bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?

      Tại Điều 123 Bộ luật hình sự 2015' onclick="vbclick('486D5', '380588');" target='_blank'>Điều 123 Bộ luật hình sự 2015 quy định tội giết người như sau:

      1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

      a) Giết 02 người trở lên;

      b) Giết người dưới 16 tuổi;

      c) Giết phụ nữ mà biết là có thai;

      d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

      đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

      e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

      g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;

      h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;

      i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;

      k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;

      l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;

      m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;

      n) Có tính chất côn đồ;

      o) Có tổ chức;

      p) Tái phạm nguy hiểm;

      q) Vì động cơ đê hèn.

      2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.

      3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

      4. Người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.

      Như vậy, hành vi thả rơi chị G từ tầng cao chung cư của anh K có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội giết người. Người phạm tội này có thể bị đi tù từ 12 năm đến hình phạt cao nhất là tử hình.

      Anh K có mức hình phạt tù như thế nào sẽ phụ thuộc vào mức độ hành vi, kết quả của cơ quan điều tra và bản án của tòa.

      2. Tự thú sau khi thả rơi người yêu từ tầng cao chung cư xuống đất có được miễn trách nhiệm hình sự không?

      Theo Điều 29 Bộ luật hình sự 2015' onclick="vbclick('486D5', '380588');" target='_blank'>Điều 29 Bộ luật hình sự 2015 được bổ sung bởi Điểm a Khoản 1 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017' onclick="vbclick('56705', '380588');" target='_blank'>Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định căn cứ miễn trách nhiệm hình sự như sau:

      1. Người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự khi có một trong những căn cứ sau đây:

      a) Khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do có sự thay đổi chính sách, pháp luật làm cho hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa;

      b) Khi có quyết định đại xá.

      2. Người phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự khi có một trong các căn cứ sau đây:

      a) Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử do chuyển biến của tình hình mà người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa;

      b) Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử, người phạm tội mắc bệnh hiểm nghèo dẫn đến không còn khả năng gây nguy hiểm cho xã hội nữa;

      c) Trước khi hành vi phạm tội bị phát giác, người phạm tội tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm và lập công lớn hoặc có cống hiến đặc biệt, được Nhà nước và xã hội thừa nhận.

      3. Người thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng do vô ýgây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản của người khác, đã tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả và được người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.

      Do đó, theo quy định trên nếu như hành vi thả rơi chị G của anh K chưa bị ai phát giác và anh K đi tự thú thì có thể sẽ được miễn trách nhiệm hình sự nếu như anh K khai rõ sự việc góp phần có hiệu quả vào việc điều tra, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả và lập công lớn hoặc có cống hiến đặc biệt, được Nhà nước và xã hội thừa nhận.

      3. Các tình tiết giảm nhẹ trong hình sự là gì?

      Căn cứ Điều 51 Bộ luật hình sự 2015' onclick="vbclick('486D5', '380588');" target='_blank'>Điều 51 Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 6 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017' onclick="vbclick('56705', '380588');" target='_blank'>Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự như sau:

      1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:

      a) Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;

      b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;

      c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;

      d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;

      đ) Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;

      e) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra;

      g) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;

      h) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;

      i) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;

      k) Phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức;

      l) Phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả năng nhận thức mà không phải do lỗi của mình gây ra;

      m) Phạm tội do lạc hậu;

      n) Người phạm tội là phụ nữ có thai;

      o) Người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên;

      p) Người phạm tội là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;

      q) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;

      r) Người phạm tội tự thú;

      s) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;

      t) Người phạm tội tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án;

      u) Người phạm tội đã lập công chuộc tội;

      v) Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác;

      x) Người phạm tội là người có công với cách mạng hoặc là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ.

      2. Khi quyết định hình phạt, Tòa án có thể coi đầu thú hoặc tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ lý do giảm nhẹ trong bản án.

      3. Các tình tiết giảm nhẹ đã được Bộ luật này quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt.

      Trên đây là những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự mà luật quy định.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn