Thắc mắc về chia tài sản khi ly hôn

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 13/02/2017

Khoảng năm 2009 mẹ đẻ của em có bỏ nhà đi và cầm theo khoảng 300 triệu đồng, trước đó bà có vay nợ vài nơi. Hiện tại, bố em muốn làm thủ tục ly hôn với mẹ em, 2 người có tài sản chung là 1 ngôi nhà 3 tầng, nhưng được xây dựng trên lô đất do bà nội em đứng tên (hiện tại bà vẫn sống và chưa giao quyền sử dụng đất cho ai). Khi mẹ em đi em và em trai ở cùng bố, hiện tại em đã lấy chồng và có gia đình riêng. Qua bố em, em có được biết tòa có tư vấn cho bố em là: Tính từ khoảng thời gian mẹ em bỏ đi đó đến nay, chuyện công nơ, nuôi dạy con cái sẽ chia đôi trách nhiệm cho 2 bên. Và những khoản nợ bố em đã thanh toán có giấy nhận của người cho vay thì sẽ chia đôi, kể cả tiền nuôi dạy con cái ... nên nếu tính giá trị tài sản hiện tài thì bố em ko cần thanh toán 1 khoản nào cho mẹ em để giữ lại ngôi nhà cho em trai em.   Nhưng mẹ em có quen biết 1 người làm ở tòa án lại được họ tư vấn như sau: nếu ra tòa quyền lợi của người vợ sẽ luôn được tòa bênh vực hơn. Nếu ra tòa ko giải quyết được theo hướng tình cảm thì tòa có thể quyết định tổng số tài sản, rồi chia đôi cho cả 2 bên. Theo như em dc biết thì bác này có tư vấn cho mẹ em về lô đất trên có giá khoảng gần 2 tỷ đồng, nếu ra tòa mẹ em sẽ được hưởng nửa giá trị tài sản trên. Em muốn hỏi là nếu ra tòa thì quyền lợi của mẹ em sẽ được tòa giải quyết như thế nào? và nếu 2 bên giải quyết tình cảm tức là, mẹ em viết đơn ly hôn mà ko nhận tài sản (thực tế, là bố em sẽ cho mẹ em 1 khoản tiền để giữ lại ngôi nhà cho em trai em)  thì có mất án phi không và án phí là bao nhiêu phần trăm trên giá trị tài sản?

    • Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định như sau:

      "Điều 33. Tài sản chung của vợ chồng

      1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

      Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

      2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

      3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.

      Điều 59. Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn

      1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.

      Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.

      2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:

      a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

      b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

      c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

      d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

      3. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.

      4. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.

      Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

      5. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

      6. Tòa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn Điều này.

      Điều 60. Giải quyết quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba khi ly hôn

      1. Quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba vẫn có hiệu lực sau khi ly hôn, trừ trường hợp vợ chồng và người thứ ba có thỏa thuận khác.

      2. Trong trường hợp có tranh chấp về quyền, nghĩa vụ tài sản thì áp dụng quy định tại các điều 27, 37 và 45 của Luật này và quy định của Bộ luật dân sự để giải quyết.

      Điều 61. Chia tài sản trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình

      1. Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà ly hôn, nếu tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình không xác định được thì vợ hoặc chồng được chia một phần trong khối tài sản chung của gia đình căn cứ vào công sức đóng góp của vợ chồng vào việc tạo lập, duy trì, phát triển khối tài sản chung cũng như vào đời sống chung của gia đình. Việc chia một phần trong khối tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận với gia đình; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

      2. Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình có thể xác định được theo phần thì khi ly hôn, phần tài sản của vợ chồng được trích ra từ khối tài sản chung đó để chia theo quy định tại Điều 59 của Luật này.

      Điều 62. Chia quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn

      1. Quyền sử dụng đất là tài sản riêng của bên nào thì khi ly hôn vẫn thuộc về bên đó.

      2. Việc chia quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn được thực hiện như sau:

      a) Đối với đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản, nếu cả hai bên đều có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì được chia theo thỏa thuận của hai bên; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định tại Điều 59 của Luật này.

      Trong trường hợp chỉ một bên có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì bên đó được tiếp tục sử dụng nhưng phải thanh toán cho bên kia phần giá trị quyền sử dụng đất mà họ được hưởng;

      b) Trong trường hợp vợ chồng có quyền sử dụng đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản chung với hộ gia đình thì khi ly hôn phần quyền sử dụng đất của vợ chồng được tách ra và chia theo quy định tại điểm a khoản này;

      c) Đối với đất nông nghiệp trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp để trồng rừng, đất ở thì được chia theo quy định tại Điều 59 của Luật này;

      d) Đối với loại đất khác thì được chia theo quy định của pháp luật về đất đai.

      3. Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà không có quyền sử dụng đất chung với hộ gia đình thì khi ly hôn quyền lợi của bên không có quyền sử dụng đất và không tiếp tục sống chung với gia đình được giải quyết theo quy định tại Điều 61 của Luật này."

      Như vậy, với những tài sản chung của cha mẹ bạn theo quy định tại Điều 33 luật hôn nhân và gia đình thì sẽ được chia đôi, có căn cứ vào nguồn gốc tài sản và công sức của các bên, trên cơ sở bảo vệ quyền lợi của phụ nữ, trẻ em.

      Những tài sản được chia khi ly hôn là những tài sản hiện có (với những tài sản đã bán, định đoạt trước đây sẽ không được tòa án xem xét); Trách nhiệm, nghĩa vụ nuôi dưỡng con, tiền cấp dưỡng cho con chỉ đặt ra khi ly hôn con chưa đủ 18 tuổi. Nếu con đã thành niên thì vấn đề cấp dưỡng cho con không được xem xét, không coi đó là một khoản nợ để buộc phải thanh toán cho nhau như bạn nghĩ.

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn