Thế chấp quyền sử dụng đất thì nhà trên đất sẽ giải quyết thế nào? Cá nhân thế chấp có quyền và nghĩa vụ gì đối với tài sản thế chấp?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 03/01/2022

Thế chấp quyền sử dụng đất thì nhà trên đất sẽ giải quyết thế nào? Cá nhân thế chấp có quyền và nghĩa vụ gì đối với tài sản thế chấp? Tôi có một mảnh đất 120m2, ở Xã Sơn Thịnh, Huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh. Mảnh đất 120m2 đó có nhà trên đất thuộc quyền sở hữu của tôi, nay tôi muốn thế chấp quyền sự dụng đất vậy nhà của tôi giải quyết ra sao? Có đưa vào thế chấp chung được không? Tôi có quyền và nghĩa vụ gì đối với tài sản thế chấp đó?

    • Thế chấp quyền sử dụng đất thì nhà trên đất sẽ giải quyết thế nào?

      Căn cứ Khoản 3 Điều 318 Bộ luật dân sự 2015' onclick="vbclick('48517', '357991');" target='_blank'>Điều 318 Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau:

      1. Trường hợp thế chấp toàn bộ bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ của bất động sản, động sản đó cũng thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

      2. Trường hợp thế chấp một phần bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ gắn với tài sản đó thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

      3. Trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất mà tài sản gắn liền với đất thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp thì tài sản gắn liền với đất cũng thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

      Như vậy, do đất thuộc quyền sử dụng của bạn và nhà thuộc quyền sở hữu của bạn, do vậy thì bạn sẽ được đưa tài sản trên đất là nhà đó vào thế chấp luôn.

      Cá nhân thế chấp có quyền gì đối với tài sản thế chấp?

      Căn cứ Điều 321 Bộ luật dân sự 2015 quy định về quyền bên thế chấp như sau:

      1. Khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản thế chấp, trừ trường hợp hoa lợi, lợi tức cũng là tài sản thế chấp theo thỏa thuận.

      2. Đầu tư để làm tăng giá trị của tài sản thế chấp.

      3. Nhận lại tài sản thế chấp do người thứ ba giữ và giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp do bên nhận thế chấp giữ khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp chấm dứt hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.

      4. Được bán, thay thế, trao đổi tài sản thế chấp, nếu tài sản đó là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Trong trường hợp này, quyền yêu cầu bên mua thanh toán tiền, số tiền thu được, tài sản hình thành từ số tiền thu được, tài sản được thay thế hoặc được trao đổi trở thành tài sản thế chấp.

      Trường hợp tài sản thế chấp là kho hàng thì bên thế chấp được quyền thay thế hàng hóa trong kho, nhưng phải bảo đảm giá trị của hàng hóa trong kho đúng như thỏa thuận.

      5. Được bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp không phải là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh, nếu được bên nhận thế chấp đồng ý hoặc theo quy định của luật.

      6. Được cho thuê, cho mượn tài sản thế chấp nhưng phải thông báo cho bên thuê, bên mượn biết về việc tài sản cho thuê, cho mượn đang được dùng để thế chấp và phải thông báo cho bên nhận thế chấp biết.

      Cá nhân thế chấp có nghĩa vụ gì đối với tài sản thế chấp?

      Căn cứ Điều 320 Văn bản luật trên quy định về nghĩa vụ như sau:

      1. Giao giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp trong trường hợp các bên có thỏa thuận, trừ trường hợp luật có quy định khác.

      2. Bảo quản, giữ gìn tài sản thế chấp.

      3. Áp dụng các biện pháp cần thiết để khắc phục, kể cả phải ngừng việc khai thác công dụng tài sản thế chấp nếu do việc khai thác đó mà tài sản thế chấp có nguy cơ mất giá trị hoặc giảm sút giá trị.

      4. Khi tài sản thế chấp bị hư hỏng thì trong một thời gian hợp lý bên thế chấp phải sửa chữa hoặc thay thế bằng tài sản khác có giá trị tương đương, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

      5. Cung cấp thông tin về thực trạng tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp.

      6. Giao tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp để xử lý khi thuộc một trong các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm quy định tại Điều 299 của Bộ luật này.

      7. Thông báo cho bên nhận thế chấp về các quyền của người thứ ba đối với tài sản thế chấp, nếu có; trường hợp không thông báo thì bên nhận thế chấp có quyền hủy hợp đồng thế chấp tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc duy trì hợp đồng và chấp nhận quyền của người thứ ba đối với tài sản thế chấp.

      8. Không được bán, thay thế, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 321 của Bộ luật này.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn