Thế nào là chỗ ở hợp pháp để đăng ký thường trú

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 30/08/2016
Cách đây 3 năm vợ chồng tôi có nhận chuyển nhượng quyền sở hữu nhà ở gắn liền với đất của ông N tại thành phố T. Khi đó chúng tôi chưa có hộ khẩu ở thành phố này và hai bên chỉ mua bán dưới hình thức giấy tờ “viết tay” không có công chứng, chứng thực. Xin hỏi theo quy định của pháp luật hiện hành, nhà ở của chúng tôi chưa được sang tên trước bạ có được coi là chỗ ở hợp pháp để làm thủ tục đăng ký thường trú tại thành phố T hay không?
    • Giấy tờ mua bán nhà ở gắn liền với đất dưới hình thức giấy tờ “viết tay” không được coi là giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp để đăng ký nơi thường trú theo quy định tại Điều 12 của Luật Cư trú năm 2006 và Điều 5 của Nghị định số 107/2007/NĐ-CP ngày 25/6/2007 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Cư trú.

      Điều 5 của Nghị định số 107/2007/NĐ-CP quy định giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của công dân để đăng ký thường trú gồm một trong các giấy tờ sau:

      1. Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở hoặc giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở do cơ quan có thẩm quyền cấp qua các thời kỳ;

      2. Giấy tờ về quyền sử dụng đất ở theo quy định của pháp luật về đất đai (đã có nhà ở trên đất đó);

      3. Giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng (đối với trường hợp phải cấp phép);

      4. Hợp đồng mua bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước hoặc giấy tờ về hoá giá thanh lý nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;

      5. Hợp đồng mua nhà ở hoặc giấy tờ chứng minh việc đã bàn giao nhà ở của doanh nghiệp có chức năng kinh doanh nhà ở đầu tư xây dựng để bán;

      6. Giấy tờ về mua, bán, tặng, cho, đổi, nhận thừa kế nhà ở có công chứng hoặc chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn;

      7. Giấy tờ về giao tặng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà đại đoàn kết, cấp nhà ở, đất ở cho cá nhân, hộ gia đình di dân theo kế hoạch của Nhà nước hoặc các đối tượng khác;

      8. Giấy tờ của Toà án hoặc cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền giải quyết cho được sở hữu nhà ở đã có hiệu lực pháp luật;

      9. Giấy tờ có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã về nhà ở, đất ở không có tranh chấp quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở nếu không có một trong các loại giấy tờ nêu trên;

      10. Giấy tờ chứng minh về đăng ký tàu, thuyền, phương tiện khác thuộc quyền sở hữu và địa chỉ bến gốc của phương tiện sử dụng để ở, trường hợp không có giấy đăng ký thì cần có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã về việc có tàu, thuyền, phương tiện khác sử dụng để ở thuộc quyền sở hữu hoặc xác nhận việc mua bán, tặng cho, đổi, thừa kế tàu, thuyền, phương tiện khác và địa chỉ bến gốc của phương tiện đó.

      Đối chiếu quy định trên, để được xem xét đăng ký thường trú, anh (chị) cần xin giấy xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã về nhà ở, đất ở không có tranh chấp quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở kèm theo hợp đồng mua bán trong hồ sơ đăng ký thường trú của mình.

      Nguồn: Công ty Luật Vinabiz/ Nguoiduatin.vn

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn