Thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm được quy định như thế nào?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 02/07/2018

Xin chào anh/chị, tôi tên Minh Tuấn là sinh sống và làm việc tại Tp. HCM. Để đáp ứng nhu cầu hiểu biết tôi có tìm hiểu về thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm giai đoạn 2004-2014. Tuy nhiên tôi vẫn chưa rõ lắm vấn đề này, cần lắm sự giúp đỡ từ anh/chị, cụ thể: Thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2004 được quy định như thế nào? Mong sớm nhận được câu trả lời từ ban biên tập, chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe! (01233**)

    • Căn cứ theo quy định tại Điều 258 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2004, thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm được quy định cụ thể như sau:

      1. Trong thời hạn hai tháng kể từ ngày thụ lý vụ án, tuỳ từng trường hợp, Toà án cấp phúc thẩm ra một trong các quyết định sau đây:

      a) Tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án;

      b) Đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án;

      c) Đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm.

      Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do trở ngại khách quan thì Chánh án Toà án cấp phúc thẩm có thể quyết định kéo dài thời hạn chuẩn bị xét xử, nhưng không được quá một tháng.

      2. Trong thời hạn một tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Toà án phải mở phiên toà phúc thẩm; trong trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là hai tháng.

      3. Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm phải được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp và những người có liên quan đến kháng cáo, kháng nghị.

      Trên đây là nội dung tư vấn về Thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm. Để hiểu rõ hơn vấn đề vui lòng xem thêm tại Bộ luật Tố tụng Dân sự 2004. Mong là những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn