Thứ tự lĩnh họ của thành viên trong dây họ được thực hiện như thế nào?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 08/11/2022

Thứ tự lĩnh họ của thành viên trong dây họ được thực hiện như thế nào? Lãi suất trong dây họ được quy định như thế nào? Trách nhiệm pháp lý của chủ họ và các thành viên trong dây họ là gì? Việc giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm trong dây họ được thực hiện ra sao?

Nhờ tư vấn giúp tôi, tôi cảm ơn.

    • Thứ tự lĩnh họ của thành viên trong dây họ được thực hiện như thế nào?
      (ảnh minh họa)
    • 1. Thứ tự lĩnh họ của thành viên trong dây họ được thực hiện như thế nào?

      Tại Điều 19 Nghị định 19/2019/NĐ-CP' onclick="vbclick('5E514', '380395');" target='_blank'>Điều 19 Nghị định 19/2019/NĐ-CP quy định về thứ tự lĩnh họ trong họ không có lãi như sau:

      1. Thứ tự lĩnh họ tại mỗi kỳ mở họ được xác định theo hình thức bốc thăm, biểu quyết, bình chọn hoặc hình thức khác do những người tham gia dây họ thỏa thuận.

      2. Trường hợp những người tham gia dây họ không có thỏa thuận thì thứ tự lĩnh họ được xác định bằng hình thức bốc thăm.

      Tại Điều 20 Nghị định 19/2019/NĐ-CP' onclick="vbclick('5E514', '380395');" target='_blank'>Điều 20 Nghị định 19/2019/NĐ-CP quy định về thứ tự lĩnh họ trong họ có lãi như sau:

      1. Thành viên lĩnh họ trong từng kỳ mở họ là người đưa ra mức lãi cao nhất, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

      2. Trong một kỳ mở họ mà có nhiều thành viên cùng trả một mức lãi và mức lãi đó là mức lãi cao nhất thì những người này bốc thăm để xác định thành viên lĩnh họ, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

      3. Thành viên đã lĩnh họ không được đưa ra mức lãi trong các kỳ mở họ tiếp theo, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.

      4. Trường hợp một thành viên góp nhiều phần họ trong mỗi kỳ mở họ thì thành viên này có quyền đưa ra mức lãi cho đến khi có số lần lĩnh họ tương ứng với số phần họ mà thành viên đó góp họ trong một kỳ mở họ.

      2. Lãi suất trong dây họ được quy định như thế nào?

      Tại Điều 21 Nghị định 19/2019/NĐ-CP' onclick="vbclick('5E514', '380395');" target='_blank'>Điều 21 Nghị định 19/2019/NĐ-CP quy định về lãi suất trong họ có lãi như sau:

      1. Lãi suất trong họ có lãi do các thành viên của dây họ thỏa thuận hoặc do từng thành viên đưa ra để được lĩnh họ tại mỗi kỳ mở họ nhưng không vượt quá 20%/năm của tổng giá trị các phần họ phải góp trừ đi giá trị các phần họ đã góp trên thời gian còn lại của dây họ. Trường hợp mức lãi suất giới hạn nói trên được điều chỉnh bởi cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại khoản 1 Điều 468 của Bộ luật dân sự thì áp dụng mức lãi suất giới hạn được điều chỉnh đó.

      2. Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận hoặc do từng thành viên đưa ra để được lĩnh họ tại mỗi kỳ mở họ vượt quá lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

      Tại Điều 22 Nghị định 19/2019/NĐ-CP' onclick="vbclick('5E514', '380395');" target='_blank'>Điều 22 Nghị định 19/2019/NĐ-CP quy định về lãi suất trong trường hợp chậm góp, chậm giao phần họ như sau:

      1. Trường hợp đến kỳ mở họ mà chủ họ không giao hoặc giao không đầy đủ các phần họ cho thành viên được lĩnh họ, thành viên chưa lĩnh họ không góp phần họ hoặc góp phần họ không đầy đủ thì phải trả lãi đối với số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả.

      Lãi suất phát sinh do chậm góp hoặc chậm giao phần họ được xác định theo thỏa thuận của các bên nhưng không được vượt quá mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều 21 của Nghị định này của số tiền chậm trả trên thời gian chậm trả, nếu không có thỏa thuận thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều 21 của Nghị định này của số tiền chậm trả trên thời gian chậm trả.

      2. Trường hợp đến kỳ mở họ mà thành viên đã lĩnh họ không góp phần họ hoặc góp phần họ không đầy đủ thì phải trả lãi như sau:

      a) Trường hợp họ không có lãi, lãi suất được xác định theo thỏa thuận nhưng không được vượt quá mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều 21 của Nghị định này của số tiền chậm góp họ trên thời gian chậm góp, nếu không có thỏa thuận thì lãi suất được xác định bằng 50%/năm mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều 21 của Nghị định này của số tiền chậm góp trên thời gian chậm góp.

      b) Trường hợp họ có lãi, lãi suất được xác định theo mức quy định tại khoản 5 Điều 466 của Bộ luật dân sự đối với họ có lãi.

      3. Trách nhiệm pháp lý của chủ họ và các thành viên trong dây họ là gì?

      Tại Điều 23 Nghị định 19/2019/NĐ-CP' onclick="vbclick('5E514', '380395');" target='_blank'>Điều 23 Nghị định 19/2019/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của chủ họ do không giao hoặc giao không đầy đủ các phần họ cho thành viên được lĩnh họ như sau:

      Trường hợp đến kỳ mở họ mà chủ họ không giao các phần họ cho thành viên được lĩnh họ thì chủ họ có trách nhiệm đối với thành viên đó như sau:

      1. Thực hiện đúng nghĩa vụ quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 18 của Nghị định này.

      2. Trả lãi đối với số tiền chậm giao cho thành viên được lĩnh họ theo quy định tại khoản 1 Điều 22 của Nghị định này.

      3. Chịu phạt vi phạm trong trường hợp những người tham gia dây họ có thỏa thuận phạt vi phạm theo quy định tại Điều 418 của Bộ luật dân sự.

      4. Bồi thường thiệt hại (nếu có).

      Tại Điều 24 Nghị định 19/2019/NĐ-CP' onclick="vbclick('5E514', '380395');" target='_blank'>Điều 24 Nghị định 19/2019/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của thành viên không góp phần họ như sau:

      Trường hợp đến kỳ mở họ mà có thành viên không góp phần họ hoặc góp phần họ không đầy đủ thì thành viên đó có trách nhiệm đối với chủ họ như sau:

      1. Hoàn trả số tiền mà chủ họ đã góp thay cho thành viên.

      2. Trả lãi đối với số tiền chậm góp họ theo quy định tại Điều 22 của Nghị định này.

      3. Chịu phạt vi phạm trong trường hợp những người tham gia dây họ có thỏa thuận phạt vi phạm theo quy định tại Điều 418 của Bộ luật dân sự.

      4. Bồi thường thiệt hại (nếu có).

      4. Việc giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm trong dây họ được thực hiện ra sao?

      Tại Điều 25 Nghị định 19/2019/NĐ-CP' onclick="vbclick('5E514', '380395');" target='_blank'>Điều 25 Nghị định 19/2019/NĐ-CP quy định về giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm trong dây họ như sau:

      1. Trong trường hợp có tranh chấp về họ hoặc phát sinh từ họ thì tranh chấp đó được giải quyết bằng thương lượng, hoà giải hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật.

      2. Chủ họ, thành viên, cá nhân, tổ chức liên quan có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi cho vay lãi nặng, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, huy động vốn trái pháp luật hoặc các hành vi vi phạm pháp luật khác khi tham gia quan hệ về họ.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn