Thủ tục ly hôn khi vợ đi xuất khẩu lao động không về

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 07/01/2019

Vợ tôi đã đi xuất khẩu lao động ở Đài Loan từ năm 2012 đến nay không về. Tôi muốn đi bước nữa nên cần làm thủ tục ly hôn với vợ cũ. Tôi cần đi đến đâu và chuẩn bị hồ sơ như thế nào?

Hữu Hùng (hung***@gmail.com)

    • Theo quy định tại Khoản 1 Điều 51 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 thì vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

      Điều 56 Luật này quy định khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại tòa án không thành thì tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

      Do vợ anh đang sinh sống ở nước ngoài, không có mặt tại Việt Nam nên theo quy định tại Khoản 3 Điều 35, Điều 37 và Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì thẩm quyền giải quyết việc ly hôn của anh là Tòa án nhân dân cấp tỉnh.

      Về thủ tục ly hôn, hồ sơ ly hôn gồm có:

      - Đơn ly hôn

      - Bản chính Giấy đăng ký kết hôn

      - Bản sao có chứng thực Sổ hộ khẩu, CMND của người khởi kiện

      - Bản sao có chứng thực Giấy khai sinh của con

      - Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận quyền sở hữu, sử dụng tài sản (nếu có)

      - Giấy tờ chứng minh người vợ đang ở nước ngoài (nếu có). Nếu các giấy tờ này do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp thì cần phải hợp pháp hóa lãnh sự và dịch công chứng sang tiếng Việt.

      Về nội dung trình bày, anh cần trả lời, cung cấp đầy đủ các thông tin cho tòa án liên quan đến yêu cầu xin ly hôn của anh. Sau khi xem xét lời trình bày của anh, các tài liệu có trong hồ sơ và các chứng cứ khác mà tòa thu thập được, nếu xét thấy đủ điều kiện thì tòa án sẽ giải quyết.

      Ban biên tập thông tin đến Anh!

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn