Thừa kế trong việc làm thủ tục cấp thẻ đỏ?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 13/02/2017

Từ trước năm 1945 ông bà nội tôi, sinh năm 1899, đã tạo được nhà và đất 5000m 2 . Ông bà nội tôi có 4 người con : 2 con gái đi lấy chồng (vẫn còn sống), 1 con trai chết khi chưa có vợ (1954), còn 1 người con trai duy nhất là bố tôi đã lấy mẹ tôi và về ở chung với ông bà nội từ năm 1965, sinh được 5 người con, 2 con trai ở chung (trong đó có tôi), 3 con gái đi lấy chồng. Năm 1985 bà nội tôi mất, 1995 ông nội tôi mất, 2001 bố tôi mất, để lại đất đai nhà cửa cho mẹ tôi, tôi và em trai tôi ở và canh tác ổn định. Trước 1995 (trước khi ông nội tôi mất) mọi biên lai theo thuế nhà đất ghi tên ông nội. Sau 1995 đến 2001 (trước khi bố tôi mất) biên lai thu thuế ghi tên bố tôi và từ 2001 đến nay ghi tên mẹ tôi. Trong tờ bản đồ đo vẽ tổng thể 1989 ghi tên bố tôi. Tôi xin có một số câu hỏi như sau: Bây giờ mẹ tôi đứng tên làm thủ tục cấp thẻ đỏ có được không?  Và thủ tục làm thừa kế như thế nào? Liệu 2 người cô của tôi đứng tên trong thẻ đỏ rồi từ chối di sản, chuyển tên qua mẹ tôi được không? Vì mẹ tôi không thuộc hàng thừa kế thứ nhất nhưng hai người cô cũng không ở trên đất này mà ở bên nhà chồng. Nếu 2 người cô từ chối di sản, và làm chứng : vào năm 1993, trước khi ông nội tôi mất, ông nội tôi cho (bằng miệng, không có giấy tờ) toàn bộ đất đai nhà cửa cho 2 đứa cháu trai (tôi và em tôi) để lo nhà thờ và hương khói. Vậy tôi và em tôi hợp thức hóa, đứng tên làm thẻ đỏ được không? Hay cũng phải làm thừa kế?

    • Đất đai là tài sản chung ông bà nội, khi ông bà mất đi thì đất đai do ông bà để lại là di sản thừa kế, do ông bà không có di chúc phân chia tài sản nên được chia theo luật.

      Hàng thừa kế thứ nhất gồm con ruột gồm 2 bà cô và bố em (do người chú đã mất trước ông bà và không có con nên không tính).

      Nay bố em chết, hai người cô do lấy chồng nên khước từ nhận di sản thừa kế và nay mẹ em và các anh chị em em là những người nhận di sản thừa kế. Do vậy hai bà cô cùng mẹ và các anh chị em em khai di sản thừa kế tại Phòng công chứng hoặc UBND nơi có di sản, trường hợp 2 cô khước từ thì mẹ em có thể đại diện cho các anh chị em đứng tên sở hữu và hợp thức hóa quyền sử dụng nhà và đất là di sản thừa kế do ông bà để lại.

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn