Tình huống về thanh lý tài sản công ty

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 09/09/2016

Ngày 15/01/2008, toà án đã thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với cty TNHH thương mại Phương Nam. Ngoài số tiền đã thanh toán hợp đồng mua 1000 tấn gạo với giá 9 tỷ đồng với cty thu mua nông sản An Giang ngày 12/01/2008; tặng 2 tỷ đồng vào quĩ khuyến học vào ngày 20/11/2007, số tài sản của cty tại thời điểm ngày 28/5/2009 còn là 6.220 tỷ đồng. Ngày 29/05/2009, cty đã nhận đc quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản và phân chia tài sản phá sản. Các chủ nợ cần đc thanh toán nợ gồm: 1. Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông với số tiền cho vay là 2 tỷ đồng, lãi suất 0.9%/tháng, bảo đảm bằng tài sản mà sau khi thanh ký có giá là 1.6 tỷ đồng . Thời hạn cho vay là 12 tháng, kể từ ngày 28/07/2008. 2. Nợ thuế nhà nước là 400 tr đồng. 3. Nợ lương và các khoản khác theo thoả ước lao động tập thể của ng` lao động là 1.2 tỷ đồng. 4. Nợ ko có đảm bảo của ông Sơn là 1.7 tỷ đồng. 5. Nợ có đảm bảo 1 phần của bà Hồng là 20.8 tỷ đồng, trong đó tài sản đảm bảo sau khi thanh lý là 800 tr đồng. 6. Nợ ko có đảm bảo của ông Sỹ là 4.320 tỷ đồng. 7. Phí phá sản là 120 tr đồng. Yêu cầu: Hãy cho biết bà Hồng nhận đc bao nhiêu tiền sau khi phân chia tài sản của vụ phá sản trên theo đúng quy định của PL?

    • Theo Điều 37. Quy định về Thứ tự phân chia tài sản - Luật phá sản 2004 thì thứ tự được thanh toán sau khi thanh lý tài sản là:

      Tài sản có bảo đảm theo giá trị tài sản bảo đảm thanh lý, nếu tài sản bảo đảm không đủ thì phần chênh lệch sẽ được coi là khoản nợi không bảo đảm và được tính theo tỷ lệ tương ứng như chủ nợ không bảo đảm.

      Phí phá sản;

      Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết;

      Các khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho các chủ nợ trong danh sách chủ nợ theo nguyên tắc nếu giá trị tài sản đủ để thanh toán các khoản nợ thì mỗi chủ nợ đều được thanh toán đủ số nợ của mình; nếu giá trị tài sản không đủ để thanh toán các khoản nợ thì mỗi chủ nợ chỉ được thanh toán một phần khoản nợ của mình theo tỷ lệ tương ứng.

      Do đó:

      Tổng tài sản còn lại của doanh nghiệp khi mở thủ tục phá sản là: 6.220 tỷ đồng.

      Do ngân hàng cho doanh nghiệp vay 2 tỷ đồng sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản của tòa án và lãi suất la 0.9 %/ tháng và sau đó thì doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản và thanh lý tài sản. Do vậy lãi suất sẽ không được tính. Doanh nghiệp nợ ngân hàng là 2 tỷ và tài sản bảo đảm sau thanh lý là 1.6 tỷ nên còn 400 triệu là tài sản không bảo đảm.

      Nợ thuế là tài sản không bảo đảm: 400 triệu

      Nợ lương và các khoản khác theo thoả ước lao động tập thể của người lao động là 1.2 tỷ đồng luôn được thanh toán đầu tiên.

      Nợ ko có đảm bảo của ông Sơn là 1.7 tỷ đồng.

      Nợ có đảm bảo 1 phần của bà Hồng là 20.8 tỷ đồng, trong đó tài sản đảm bảo sau khi thanh lý là 800 tr đồng. Vậy khoản nợ có bảo đảm là 800 triệu và còn 20 tỷ đồng là khoản nợ không được bảo đảm.

      Nợ ko có đảm bảo của ông Sỹ là 4.320 tỷ đồng.

      Phí phá sản là 120 tr đồng đảm bảo được thanh toán sau khoản nợ người lao động.

      Vậy, tóm lại:

      - Tổng khoản nợ có bảo đảm và các khoản nợ ưu tiên đảm bảo thanh toán là:

      1.6 + 1.2 + 0.8 + 0.12 = 3.72 tỷ

      - Tài sản còn lại sau khi thanh toán khoản nợ trên : 2.5 tỷ

      - Tổng tài sản không bảo đảm: 0.4 +0.4 + 1.7 + 20 + 4.320 =26.82 tỷ

      Vậy bà Hồng sẽ nhận được số tiền sau khi phân chia tài sản của vụ phá sản trên theo đúng quy định của PL là: 0.8 + 20/26.82 *2.5 = 2.6643 tỷ đồng.

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn