Trách nhiệm liên đới của vợ chồng đối với giao dịch do một bên thực hiện được quy định như thế nào?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 27/09/2022

Trách nhiệm liên đới của vợ chồng đối với giao dịch do một bên thực hiện được quy định như thế nào? Đại diện thực hiện giao dịch tài sản chung của vợ chồng? Nơi cư trú của vợ chồng do người chồng quyết định có đúng không?

    • Trách nhiệm liên đới của vợ chồng đối với giao dịch do một bên thực hiện được quy định như thế nào?

      Tôi và chồng kết hôn cũng đã 08 năm có một con chung 07 tuổi, tuy nhiên do vợ chồng thường xuyên mâu thuẫn nên chúng tôi ly thân được nửa năm. Nay đang tiến hành thủ tục ly hôn, thì phát hiện chồng trong lúc làm ăn có vay của một người bà con 300 triệu, khoản nợ này tôi không hề hay biết, vậy cho tôi hỏi trong trường hợp này tôi có phải liên đới chịu trách nhiệm trả khoản nợ này không? Mong sớm nhận được phản hồi.

      Trả lời:

      Tại Điều 27 Luật Hôn nhân và gia đình 2014' onclick="vbclick('3A430', '376658');" target='_blank'>Điều 27 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định:

      Vợ chồng chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch do một bên thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình hoặc giao dịch khác phù hợp với quy định về đại diện giữa vợ chồng trong các trường hợp sau:

      - Trường hợp xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch mà theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan phải có sự đồng ý của cả hai vợ chồng;

      - Trường hợp vợ chồng kinh doanh chung, khi đó giao dịch do vợ hoặc chồng thực hiện theo ý định, mong muốn của cả hai vợ chồng. Tài sản được sử dụng vào mục đích kinh doanh hai vợ chồng cùng phải có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với bên thứ ba trong quan hệ tài sản.

      - Trường hợp đại diện giữa vợ và chồng trong việc xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch liên quan đến tài sản chung có giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản chỉ ghi tên vợ hoặc chồng. Trường hợp này được áp dụng khi tài sản liên quan đến nhà đất, động sản phải đăng ký…mà chỉ có tên vợ hoặc chồng, nhưng đó là tài sản chung của vợ chồng. Mọi giao dịch liên quan đến tài sản chung này đều do hai vợ chồng chịu trách nhiệm.

      Như vậy, còn phải xem việc chồng bạn vay 300 triệu sử dụng vào mục đích gì:

      - Nếu vay tiền để sử dụng trong kinh doanh chung của 02 vợ chồng góp phần vào tài sản chung thì lúc này bạn có trách nhiệm liên đới cùng chồng bạn để trả nợ.

      - Nếu chồng bạn vay để sử dụng vào mục đích cá nhân: ăn chơi, tiêu xài, nhậu nhẹt, cờ bạc,... thì lúc này bạn mới không phải tham gia cùng trả.

      Trên đây là nội dung tư vấn. Mong là những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn.

      Đại diện thực hiện giao dịch tài sản chung của vợ chồng?

      Ban biên tập có nhận được thắc mắc của bạn Phương H, hiện đang công tác tại hội phụ nữ. Bạn có thắc mắc sau mong nhận phản hồi. Đại diện thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản chung (có giấy chứng nhận quyền tài sản) của vợ chồng được quy định như thế nào?

      Trả lời:

      Đại diện thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản chung của vợ chồng được quy định tại Điều 24 Luật Hôn nhân và gia đình 2014' onclick="vbclick('3A430', '376658');" target='_blank'>Điều 24 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, cụ thể như sau:

      - Trường hợp giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản chỉ ghi tên vợ hoặc chồng:

      + Vợ, chồng có thể ủy quyền cho nhau xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch mà theo quy định, mà phải có sự đồng ý của cả hai vợ chồng.

      + Vợ, chồng đại diện cho nhau khi một bên mất năng lực hành vi dân sự mà bên kia có đủ điều kiện làm người giám hộ hoặc khi một bên bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà bên kia được Tòa án chỉ định làm người đại diện theo pháp luật cho người đó, trừ trường hợp theo quy định của pháp luật thì người đó phải tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ có liên quan.

      - Trong trường hợp vợ hoặc chồng có tên trên giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản tự mình xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch với người thứ ba trái với quy định về đại diện giữa vợ và chồng của Luật này thì giao dịch đó vô hiệu, trừ trường hợp theo quy định của pháp luật mà người thứ ba ngay tình được bảo vệ quyền lợi.

      Nơi cư trú của vợ chồng do người chồng quyết định có đúng không?

      Tôi là con gái độc nhất, khi lấy chồng bố, mẹ tôi rất muốn vợ chồng tôi về sống chung cùng ông bà. Nhưng theo quan điểm của bố mẹ chồng tôi thì con gái lấy chồng phải theo chồng, nơi cư trú của vợ, chồng do người chồng quyết định? Xin hỏi quan điểm trên có đúng không? Pháp luật quy định về nơi cư trú của vợ, chồng như thế nào? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập. Chân thành cảm ơn!

      Trả lời:

      Điều 20 Luật Hôn nhân và gia đình 2014' onclick="vbclick('3A430', '376658');" target='_blank'>Điều 20 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định: Nơi cư trú của vợ, chồng do vợ, chồng lựa chọn không bị ràng buộc bởi phong tục, tập quán, địa giới hành chính.

      Điều 14 Luật cư trú 2020' onclick="vbclick('6A473', '376658');" target='_blank'>Điều 14 Luật cư trú 2020 quy định:

      1. Nơi cư trú của vợ, chồng là nơi vợ, chồng thường xuyên chung sống.

      2. Vợ, chồng có thể có nơi cư trú khác nhau theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật có liên quan.

      Với các căn cứ nêu trên của pháp luật, thì quan điểm vợ phải theo chồng và nơi cư trú của vợ, chồng do người chồng quyết định là không đúng. Việc lựa chọn nơi cư trú do vợ, chồng thoả thuận.

      Trên đây là tư vấn của Ban biên tập về quyết định nơi cư trú của vợ chồng. Bạn nên tham khảo chi tiết Luật Hôn nhân và gia đình 2014 để nắm rõ quy định này.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn