Trợ cấp cho con trong trường hợp không đăng ký kết hôn?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 28/06/2017

Em và anh kết hôn cách đây 1 năm nhưng không đăng ký, sau này biết anh đã có vợ nên em muốn li hôn, lúc đầu vợ chồng anh đòi giành con với em (con gái e 10 tháng tuổi) em cương quyết không cho, sau đó vợ anh có bầu nên không giành với em, anh thỏa thuận miệng với em là em nuôi con, 1 tháng anh thăm con 2 lần, trợ cấp cho em 2triệu/ tháng, nhưng tháng 4 vừa rồi anh chỉ đưa 1 triệu. Vậy cho em hỏi, em có nên làm đơn ra tòa không và gửi đơn ở quận nào?

    • Trước hết cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về Chuyên mục Tư vấn pháp luật

      Trường hợp bạn hỏi chúng tôi xin trả lời như sau:

      Trong trường hợp này, hai bạn không được pháp luật công nhận là vợ chồng. Theo quy định tại khoản 1 Điều 63 Luật Hôn nhân và gia đình, con bạn được xác định là con ngoài giá thú.

      Cháu bé được sinh ra là con riêng của bạn, tuy nhiên, pháp luật không tước bỏ quyền của người cha đối với con. Theo Điều 64 Luật Hôn nhân và gia đình, “người không được nhận là cha, mẹ của một người có thể yêu cầu tòa án xác định người đó là con mình”. Do vậy, sau khi bạn sinh đứa bé thì cha đứa trẻ có quyền yêu cầu tòa án xác định đứa bé là con mình. Nếu người yêu bạn có đầy đủ chứng cứ chứng minh anh ta là cha đứa trẻ thì tòa án sẽ công nhận họ là cha con.

      Theo đó, người cha đã kết hôn với người khác vẫn có đầy đủ quyền và nghĩa vụ của người cha đối với con theo quy định của pháp luật hiện hành, trong đó có quyền chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục, cấp dưỡng, thừa kế,...

      Khi Tòa án xác định người cha cho con bạn thi anh ta phải có nghĩa vụ cấp dưỡng.

      Bạn muốn khởi kiện thì có thể nộp đơn ở Tòa án cấp quận, huyện nơi một trong hai người cư trú và lưu ý là theo Luật Hôn nhân và gia đình hiện hành, dù hai bạn có đăng ký kết hôn hay không thì vấn đề quyền nuôi con chung sẽ được xử lý như trường hợp ly hôn.

      Theo đó, về nguyên tắc hai bạn tự thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên đối với con; nếu không thỏa thuận được thì tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con. Nếu con từ đủ 9 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con, con dưới 3 tuổi được giao cho người mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thỏa thuận khác. Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.

      Vì vậy, nếu hai bạn có tranh chấp về việc nuôi con chung thì cháu bé dưới 3 tuổi đương nhiên sẽ do bạn nuôi dưỡng, nếu hai bạn không có thỏa thuận để cha bé nuôi dưỡng.

      Nguồn: Công ty Luật Vinabiz/ Nguoiduatin.vn

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn