Trúng vé số khi vừa ly hôn có phải chia đôi?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 30/08/2019

Tôi và vợ vừa dự phiên sơ thẩm giải quyết ly hôn. Trên đường về nhà, tôi mua tờ vé số và trúng được 1 tỷ đồng và lãnh tiền ngay ngày hôm sau vợ tôi hay tin thì yêu cầu chia đôi. Xin hỏi, tôi có phải chia đôi không? Mong Ban biên tập tư vấn giúp tôi. 

    • Trúng vé số khi vừa ly hôn có phải chia đôi?
      (ảnh minh họa)
    • Theo Khoản 2 Điều 282 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì:

      - Bản án sơ thẩm của Tòa án cấp sơ thẩm hoặc những phần bản án sơ thẩm của Tòa án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm thì có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

      Theo đó Khoản 1 Điều 280 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định thời hạn kháng nghị đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm của Viện kiểm sát cùng cấp là 15 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 01 tháng, kể từ ngày tuyên án. Trường hợp Kiểm sát viên không tham gia phiên tòa thì thời hạn kháng nghị tính từ ngày Viện kiểm sát cùng cấp nhận được bản án

      Như vậy, sau 30 ngày kể từ ngày tuyên án, nếu bản án không bị kháng cáo, kháng nghị thì bản án có hiệu lực pháp luật. Do đó, tại thời điểm mua vé số và lãnh tiền trúng thưởng, anh và chị vẫn được xem là vợ chồng theo quy định của pháp luật vì bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực.

      Mặt khác theo quy định của Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì tiền trúng thưởng vé số này được xem là tài sản chung. Bởi nó được hình thành trong thời kỳ hôn nhân và anh khó có thể chứng minh 10.000 đồng mua vé số là tài sản riêng của anh. Do đó, tiền trúng thưởng buộc phải chia đôi theo quy định của pháp luật.

      Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn