Trường hợp người thừa kế đã mất thì con có được thừa kế tài sản khi không có di chúc không?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 17/02/2022

Trường hợp người thừa kế đã mất thì con có được thừa kế tài sản khi không có di chúc không? Người được hưởng thừa kế theo di chúc có quyền giữ bản di chúc không? Bác ruột có được thừa kế phần di sản của ba không? 

    • Trường hợp người thừa kế đã mất thì con có được thừa kế tài sản khi không có di chúc không?

      Ông bà em có 7 người con, 1 trai và 6 gái. Ông mất năm 1983, bà mất 1998 không có để lại di chúc. Mảnh đất của ông bà hiện do một cô không lập gia đình sinh sống và xây nhà. Hiện nay đất của ông bà vẫn đứng tên ông. Nay cô muốn chuyển sổ đỏ cho người cháu ngoại mà gia đình em không muốn. Bố em là con trai đã mất, giờ gia đình em muốn chia quyền thừa kế mảnh đất cho gia đình em thì có được không? Gia đình em không đồng ý thì cô có chuyển được đất đó sang cho người cháu không?

      Trả lời: Theo quy định tại Điều 651 Bộ luật dân sự 2015' onclick="vbclick('48517', '358891');" target='_blank'>Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 thì người thừa kế theo pháp luật được quy định cụ thể như sau:

      - Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

      + Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

      + Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

      + Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

      - Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

      - Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

      Vì trong trường hợp này ông, bà bạn mất nhưng không để lại di chúc do vậy việc chia tài sản thừa kế sẽ được chia theo pháp luật. Như bạn đã cung cấp thông tin thì ông bà bạn có 7 người con, 1 trai, 6 gái thì đây là những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất có quyền và nghĩa vụ và được hưởng phần di sản thừa kế bằng nhau.

      Mặt khác căn cứ Điều 613 Bộ luật dân sự 2015 có quy định:

      - Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

      Căn cứ quy định của pháp luật và đối chiếu với trường hợp của gia đình bạn thì mặc dù bố bạn là một trong số những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất, nhưng bố bạn đã qua đời nếu trường hợp bố bạn mất không nằm trong trường hợp quy định tại Điều 652 Bộ luật dân sự 2015 về thừa kế thế vị thì gia đình bạn sẽ không có quyền thừa kế di sản của ông bà bạn theo quy định của pháp luật.

      Việc Cô bạn muốn chuyển quyền sử dụng đất cho người cháu phải có sự đồng ý của những người thừa kế khác, nếu cả 5 người con gái còn lại đều đồng ý thì Cô bạn có thể chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho người cháu kia mà không cần sự đồng ý của gia đình bạn.

      Người được hưởng thừa kế theo di chúc có quyền giữ bản di chúc không?

      Bố tôi hiện nay 65 tuổi, vừa qua bố tôi đã thực hiện đầy đủ các thủ tục để lập bản di chúc hợp pháp. Người được hưởng thừa kế được ghi nhận trong bản di chúc gồm có cả tôi. Bố tôi có ý định giao cho tôi giữ bản di chúc trên để tránh thất lạc về sau thì có phù hợp với pháp luật thừa kế không?

      Trả lời: Căn cứ vào Điều 626 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền của người lập di chúc, nội dung cụ thể như sau:

      Người lập di chúc có quyền sau đây:

      + Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế.

      + Phân định phần di sản cho từng người thừa kế.

      + Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng.

      + Giao nghĩa vụ cho người thừa kế.

      + Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.

      Ngoài ra, căn cứ Điều 641 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về gửi giữ di chúc có nội dung như sau:

      - Người lập di chúc có thể yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng lưu giữ hoặc gửi người khác giữ bản di chúc.

      - Người giữ bản di chúc có nghĩa vụ sau đây:

      + Giữ bí mật nội dung di chúc;

      + Giữ gìn, bảo quản bản di chúc; nếu bản di chúc bị thất lạc, hư hại thì phải báo ngay cho người lập di chúc;

      + Giao lại bản di chúc cho người thừa kế hoặc người có thẩm quyền công bố di chúc, khi người lập di chúc chết. Việc giao lại bản di chúc phải được lập thành văn bản, có chữ ký của người giao, người nhận và trước sự có mặt của ít nhất hai người làm chứng.

      Như vậy, bố bạn giao di chúc cho bạn giữ hoàn toàn phù hợp với pháp luật thừa kế.

      Bác ruột có được thừa kế phần di sản của ba không?

      Gia đình tôi có mẹ tôi và hai đứa em gái đã trên 18 tuổi. Ông nội tôi có 02 người con đó là bác tôi và ba tôi. Từ hồi ba tôi còn sống thì ông nội đã giao lại nhà cửa đất đai cho ba tôi, có giấy tờ hẳn hỏi. Bô tôi mất cách đây 3 năm do bị tai biến. Cách đây 01 tháng ông nội tôi vừa mới mất thì bác tôi đòi phân chia tài sản của ông nội nhưng thật chất là tài sản của ba tôi. Ông tôi và bố tôi chết đều không để lại di chúc. Anh chị cho tôi hỏi bác ruột có được thừa kế phần di sản của ba tôi không? Xin giải đáp giúp tôi.

      Trả lời: Theo quy định tại Điều 651 Bộ luật dân sự 2015' onclick="vbclick('48517', '358891');" target='_blank'>Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 thì:

      Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

      1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

      a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

      b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

      c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

      2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

      3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản."

      Bên cạnh đó, tại Điều 613 Bộ luật dân sự 2015 quy định thì: "Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế."

      Như vậy, tại thời điểm ba của bạn mất, những người thừa kế theo pháp luật được xác định là ông nội, mẹ bạn, bạn và 2 em gái của bạn. Mỗi người thừa kế được hưởng một phần di sản thừa kế bằng nhau, nên ông nội bạn có quyền hưởng 1/5 phần di sản mà ba của bạn để lại.

      Ông nội bạn vừa mất cách đây 01 tháng và không để lại di chúc. Bác của bạn là người thừa kế theo pháp luật đối với 1/5 tài sản của ông bạn như phân tích ở trên. Do đó, yêu cầu phân chia tài sản của bác bạn là có căn cứ.

      Tuy nhiên, phần tài sản của ông nội bạn được chia theo pháp luật thì sẽ xuất hiện thừa kế thế vị. Ông nội của bạn có 2 người con, theo đó, bác của bạn sẽ được hưởng 1/2 tài sản hiện tại của ông nội bạn. Tương đương là 1/10 tài sản từ phần thừa kế của ba bạn để lại.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn