Trường hợp người thừa kế thì có nghĩa vụ phải trả khoản nợ do người chết để lại hay không?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 08/02/2022

Trường hợp người thừa kế thì có nghĩa vụ phải trả khoản nợ do người chết để lại hay không? Thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người thừa kế? Những người có quyền thừa kế di sản của nhau chết cùng thời điểm thì có được thừa kế di sản của nhau không? 

    • Trường hợp người thừa kế thì có nghĩa vụ phải trả khoản nợ do người chết để lại hay không?

      Người thừa kế có nghĩa vụ phải trả khoản nợ do người chết để lại hay không? Xin chào Ban biên tập, tôi là Kiều Thanh, tôi đang có nhu cầu tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý về cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân và quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân trong các quan hệ dân sự. Tôi đang có thắc mắc cần Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cho tôi hỏi, việc thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được quy định cụ thể ra sao? Người thừa kế có nghĩa vụ phải trả khoản nợ do người chết để lại hay không? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn!

      Trả lời: Theo quy định tại Điều 615 Bộ luật dân sự 2015 thì việc thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được quy định cụ thể như sau:

      - Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

      - Trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế trong phạm vi di sản do người chết để lại.

      - Trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

      - Trường hợp người thừa kế không phải là cá nhân hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân.

      Căn cứ quy định mà Ban biên tập đã trích dẫn trên đây thì những người thùa kế (cơ quan, tổ chức, cá nhân) thực hiện nghĩa vụ trả nợ trong phạm vi di sản do người chết để lại. Trường hợp di sản chưa được chia thì việc thực hiện nghĩa vụ trả khoản nợ do người chết để lại do các người thừa kế thỏa thuận với nhau. Trường hợp di sản đã được chia mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại trong phạm vi phần tài sản mà mình đã nhận.

      Thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người thừa kế?

      Thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người thừa kế được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Kiều Thanh, tôi đang có nhu cầu tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý về cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân và quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân trong các quan hệ dân sự. Tôi đang có thắc mắc cần Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cho tôi hỏi, thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người thừa kế được quy định cụ thể ra sao? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn!

      Trả lời: Theo quy định tại Điều 614 Bộ luật dân sự 2015 thì thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người thừa kế được quy định cụ thể như sau:

      Kể từ thời điểm mở thừa kế, những người thừa kế có các quyền, nghĩa vụ tài sản do người chết để lại.

      Trong đó, thời điểm mở thừa kế được xác định như sau:

      Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật dân sự 2015.

      Điều 71 Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau:

      - Người có quyền, lợi ích liên quan có thể yêu cầu Tòa án ra quyết định tuyên bố một người là đã chết trong trường hợp sau đây:

      + Sau 03 năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;

      + Biệt tích trong chiến tranh sau 05 năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;

      + Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau 02 năm, kể từ ngày tai nạn hoặc thảm hoạ, thiên tai đó chấm dứt vẫn không có tin tức xác thực là còn sống, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

      + Biệt tích 05 năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống; thời hạn này được tính theo quy định tại khoản 1 Điều 68 của Bộ luật dân sự 2015.

      - Căn cứ vào các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 71 Bộ luật dân sự 2015, Tòa án xác định ngày chết của người bị tuyên bố là đã chết.

      - Quyết định của Tòa án tuyên bố một người là đã chết phải được gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người bị tuyên bố là đã chết để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch.

      Những người có quyền thừa kế di sản của nhau chết cùng thời điểm thì có được thừa kế di sản của nhau không?

      Việc thừa kế của những người có quyền thừa kế di sản của nhau mà chết cùng thời điểm được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Xuân Thắng, tôi đang có nhu cầu tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý về cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân và quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân trong các quan hệ dân sự. Tôi đang có thắc mắc cần Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cho tôi hỏi, việc thừa kế của những người có quyền thừa kế di sản của nhau mà chết cùng thời điểm được quy định cụ thể ra sao? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn!

      Trả lời: Theo quy định tại Điều 619 Bộ luật dân sự 2015' onclick="vbclick('48517', '359437');" target='_blank'>Điều 619 Bộ luật dân sự 2015 thì việc thừa kế của những người có quyền thừa kế di sản của nhau mà chết cùng thời điểm được quy định cụ thể như sau:

      Trường hợp những người có quyền thừa kế di sản của nhau đều chết cùng thời điểm hoặc được coi là chết cùng thời điểm do không thể xác định được người nào chết trước (sau đây gọi chung là chết cùng thời điểm) thì họ không được thừa kế di sản của nhau và di sản của mỗi người do người thừa kế của người đó hưởng, trừ trường hợp thừa kế thế vị theo quy định tại Điều 652 của Bộ luật dân sự 2015.

      Điều 652 của Bộ luật dân sự 2015 quy định về thừa kế thế vị như sau:

      Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.

      Trên đây là nội dung tư vấn về việc thừa kế của những người có quyền thừa kế di sản của nhau mà chết cùng thời điểm. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Bộ luật dân sự 2015.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn