Từ năm 2017, có được xác định lại dân tộc cho con không?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 26/06/2017

Từ năm 2017, có được xác định lại dân tộc cho con không? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi tên là Hồng Khánh, hiện đang sinh sống và làm việc ở Sóc Trăng. Tôi là người dân tộc Kinh, vợ là người Khmer, chúng tôi kết hôn từ năm 2015, đến nay đã có 1 cháu trai. Khi đăng ký khai sinh cho con chúng tôi có thỏa thuận là để con tôi theo dân tộc Kinh. Nay cháu đã 15 tuổi và có nguyện vọng được học tập tại trường phổ thông dân tộc nội trú. Cho tôi hỏi là giờ tôi có thể xác định lại dân tộc cho con tôi theo dân tộc Khmer được không? Mong Ban biên tập Thư Ký Luật tư vấn giúp tôi. Chân thành cảm ơn! Email: hong.khanh***@gmail.com

    • Từ năm 2017, có được xác định lại dân tộc cho con không?
      (ảnh minh họa)
    • Việc xác định lại dân tộc cho con như trường hợp bạn trình bày ở trên là hoàn toàn được phép. Ban biên tập xin dẫn chiếu một số quy định pháp luật cho bạn được rõ.

      Quyền xác định dân tộc là một trong những quyền nhân thân của cá nhân và được pháp luật tôn trọng. Tại Điều 29 Bộ Luật dân sự 2015 có quy định rõ như sau: Cá nhân có quyền xác định, xác định lại dân tộc của mình. Theo đó, cá nhân khi sinh ra được xác định dân tộc theo dân tộc của cha đẻ, mẹ đẻ. Trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau thì dân tộc của con được xác định theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ theo thỏa thuận của cha đẻ, mẹ đẻ; trường hợp không có thỏa thuận thì dân tộc của con được xác định theo tập quán; trường hợp tập quán khác nhau thì dân tộc của con được xác định theo tập quán của dân tộc ít người hơn.

      Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và được nhận làm con nuôi thì được xác định dân tộc theo dân tộc của cha nuôi hoặc mẹ nuôi theo thỏa thuận của cha mẹ nuôi. Trường hợp chỉ có cha nuôi hoặc mẹ nuôi thì dân tộc của trẻ em được xác định theo dân tộc của người đó.

      Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và chưa được nhận làm con nuôi thì được xác định dân tộc theo đề nghị của người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng trẻ em đó hoặc theo đề nghị của người đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ em vào thời điểm đăng ký khai sinh cho trẻ em.

      Tại Khoản 3 Điều 29 Bộ luật dân sự 2015 cũng có quy định các các trường hợp được yêu cầu xác định lại dân tộc gồm có:

      a) Xác định lại theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ trong trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau;

      b) Xác định lại theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ trong trường hợp con nuôi đã xác định được cha đẻ, mẹ đẻ của mình.

      Như vậy, trường hợp bạn nêu thuộc vào Điểm a nêu trên nên hoàn toàn có quyền yêu cầu xác định lại dân tộc cho con.

      Thủ tục xác định lại dân tộc được quy định tại Khoản 1 Điều 47 điều 28 Luật hộ tịch 2014 như sau:

      Hồ sơ gồm: Tờ khai (theo mẫu); các giấy tờ có liên quan làm căn cứ chứng minh (Giấy khai sinh của con, cha, mẹ…)

      Hồ sơ nộp tại: UBND cấp huyện nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của cá nhân có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên cư trú ở trong nước; xác định lại dân tộc.

      Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ; Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 03 ngày làm việc.

      Trên đây là nội dung cảu Ban biên tập Thư Ký Luật về xác định lại dân tộc cho con. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật dân sự 2015 để nắm rõ quy định này.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn