Tư vấn chia di sản thừa kế không có di chúc ?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 25/08/2016

Bố mẹ tôi kết hôn năm 1966 và có 3 người con trong đó anh trai tôi năm nay 34 tuổi, tôi 25 tuổi, và 1 em gái 17 tuổi, bố mẹ tôi là chủ sở hữu căn nhà có diện tích là 146 m2. Tháng 7 năm 2016, bố mẹ tôi cùng mất trên đường từ Hà Nội về quê trong 1 vụ tai nạn giao thông. Trước khi chết, bố mẹ tôi chưa lập di chúc. Sau khi bố mẹ tôi mất, anh cả tôi nói do anh là con trưởng nên sẽ được hưởng ngôi nhà là di sản bố mẹ để lại và đuổi em gái tôi sang nhà tôi ở, tôi nghĩ như thế không hợp lý, tuy đã tự đọc luật dân sự nhưng vẫn chưa rõ việc chia thừa kế trong trường hợp này như thế nào nên rất mong được luật sư tư vấn giúp, trong trường hợp tôi nêu, ngôi nhà là di sản thừa kế của bố mẹ tôi sẽ được chia như thế nào, dựa trên căn cứ pháp lý nào, nếu anh trai tôi không đồng ý tôi có quyền khởi kiện ra tòa án nhờ giải quyết không?

    • Do bố mẹ bạn khi chết không để lại di chúc nên theo Điều 675 Bộ luật dân sự năm 2005 việc chia thừa kế trong trường hợp của bạn sẽ được chia thừa kế theo pháp luật. Cụ thể như sau:

      Do bố mẹ bạn đều mất cùng nhau, nên hàng thừa kế thứ nhất được xác định theo điểm a, khoản 1, Điều 676 Bộ luật dân sự sẽ bao gồm anh trai bạn, bạn và em gái bạn. Theo khoản 2, Điều 676 Bộ luật dân sự: “Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau” như vậy, trong trường hợp bạn đưa ra, 3 anh em bạn sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau, cụ thể là ngôi nhà diện tích 146 m2 sẽ được chia đều cho 3 anh em.

      Trong trường hợp, nếu anh trai bạn không đồng ý với việc chia di sản theo pháp luật, bạn có thể khởi kiện ra tòa án yêu cầu giải quyết tranh chấp về chia thừa kế tài sản.

      Tuy nhiên, bạn cần lưu ý thời hiệu khởi kiện chia thừa kế đối với di sản thừa kế là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Nếu hết thời hiệu bạn sẽ không còn quyền khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế nữa.

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn