Uống rượu say gây thiệt hại có phải bồi thường không?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 10/02/2017

Ngày 13/1/2014, tôi ăn uống ở một nhà hàng. Lúc say rượu tôi làm vỡ đồ đạc của nhà hàng. Lúc say tôi không có khẳ năng nhận thức và làm chủ hành vi của mình, không cố ý gây thiệt hại thì có phải bồi thường không? Và pháp luật quy định về bồi thường trong trường hợp này như thế nào?

    • Theo quy định của pháp luật thì việc say xỉn rồi quậy phá, gây thiệt hại là hành vi vi phạm pháp luật và người gây thiệt hại có trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
      Cụ thể là Điều 615 Bộ Luật dân sự năm 2005 quy định như sau:
      “1. Người do uống rượu hoặc do dùng chất kích thích khác mà lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức và làm chủ được hành vi của mình, gây thiệt hại cho người khác thì phải bồi thường.
      2. Khi một người cố ý dùng rượu hoặc chất kích thích khác làm cho người khác lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức và làm chủ được hành vi của họ mà gây thiệt hại thì phải bồi thường cho người bị thiệt hại.”
      Như vậy, việc anh uống rượu say rồi gây thiệt hại cho nhà hàng thì anh bắt buộc phải bồi thường.


      Nguyên tắc bồi thường:
      - Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thoả thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
      - Người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường, nếu do lỗi vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình.
      - Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì người bị thiệt hại hoặc người gây thiệt hại có quyền yêu cầu Toà án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.
      (Điều 605 BLDS 2005).

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn