Vay nợ Prudential nhưng không có khả năng thanh toán

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 27/02/2019

Tôi có vấn đề như sau xin công ty đưa ra giải pháp ạ? Năm 2015 tôi có vay bên prudential số tiền 19.000.000đ chi trả trong vòng 3 năm, và tôi đã thực hiện chi trả gần hết còn khoảng 2-3 tháng cuối thì con tôi bị bại não, tôi phải đi vay mượn để chữa bệnh cho con tôi lên bị ngưng việc trả nợ cho Pru. Trong thời gian đó tôi cũng đã trình này với bên công ty nhưng họ nói chuyển cho bên công ty luật nào đó và họ gọi điện nói là đưa ra khởi kiện. Số tiền mỗi tháng khoảng 900 tổng tôi nợ mấy tháng cuối là khoảng 3-4 triệu họ đã tính lãi lên 8tr và gần đây tôi nợ được 2tr và số nợ còn lại khoảng 6tr nữa. Và họ gọi điện dọa tôi là sẽ đưa ra toà và cho tôi đi tù. Vậy tôi xin công ty tư vấn giúp tôi để có giải pháp tốt nhất, tôi xin cảm ơn.

 

    • Điều 464 của Bộ luật Dân sự 2015 quy định: Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

      Như vậy, giữa bạn và Prudential tồn tại mối quan hệ vay mượn, việc bạn không tiếp tục thanh toán tiền cho Công ty là đã vi phạm thỏa thuận trong hợp đồng vay tiền và tranh chấp này là tranh chấp dân sự. Khi đó, Công ty có quyền nhờ phía Công ty luật đưa vụ án ra Tòa giải quyết tranh chấp.

      Việc bạn có phạm tội và đi tù không thì cần phải xét trên nhiều yếu tố.

      Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi 2017) quy định về Tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:

      1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

      a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

      b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

      c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

      d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.

      ...

      Căn cứ quy định trên đối chiếu với thông tin mà bạn cung cấp thì có thể thấy hành vi của bạn không cấu thành Tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Ở đây, việc bạn chậm trả tiền hàng tháng là do khó khăn của cá nhân, con bị bệnh hiểm nghèo nên không có tiền trả nợ, đây không phải là một thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tiền.

      Như đã trình bày thì đây là tranh chấp dân sự, bạn là người đi vay thì phải có trách nhiệm trả nợ, dù sao đây cũng là con đường làm ăn của họ. Do đó, có thể trình bày hoàn cảnh, thỏa thuận lại về thời điểm trả nợ, tất nhiên họ cũng không muốn đưa bạn ra Tòa để tốn kém chi phí Luật sư.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn