Vay nợ viết tay có được quyền phát mãi tài sản?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 01/09/2016

Gia đình tôi thế chấp sổ đỏ để vay một số tiền là 150 triệu đồng với lãi suất cao. Giấy vay nợ viết tay. Tuy nhiên do một số bất lợi, gia đình tôi chưa thể sắp xếp đủ tiền để trả theo như đã hẹn và đã có lời khất trả với bên vay tuy nhiên họ không đồng ý và dọa sẽ tịch thu nhà tôi (trị giá 600 triệu đồng). Xin hỏi nếu đến hạn, gia đình tôi không thanh toán được thì có bị tịch thu nhà không?

    • Điều 471 Bộ luật Dân sự 2005 quy định: Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên. Hợp đồng vay tài sản được coi là hợp pháp khi đáp ứng đầy đủ các quy định về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự được quy định tại Điều 122, Bộ luật Dân sự 2005 bao gồm:

      - Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự;

      - Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội;

      - Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện;

      - Đáp ứng đúng các điều kiện về hình thức của giao dịch trong các trường hợp pháp luật có quy định;

      Về hình thức của hợp đồng vay tài sản: Pháp luật dân sự hiện hành không quy định cụ thể về hình thức của hợp đồng này. Do đó, hợp đồng vay tài sản có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Căn cứ quy định trên, biên bản vay tiền của gia đình bạn và người cho vay là phù hợp với quy định của pháp luật.

      Về hình thức thế chấp: Theo quy định tại Điều 342 Bộ luật Dân sự năm 2005, thế chấp được hiểu là việc một bên (gọi là bên thế chấp) dùng tài sản của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia (gọi là bên nhận thế chấp) và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp. Việc thế chấp phải được lập thành văn bản, có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính. Trong trường hợp pháp luật có quy định thì văn bản thế chấp phải được công chứng, chứng thực hoặc đăng ký.

      Điều 130 Luật Đất đai năm 2003 (có hiệu lực tại thời điểm gia đình bạn vay tiền) đã quy định: Hợp đồng thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất phải có chứng nhận của công chứng; trường hợp hợp đồng thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân thì được lựa chọn hình thức chứng nhận của công chứng hoặc chứng nhận của UBND thị trấn, xã, phường nơi có đất.

      Trong trường hợp gia đình bạn, việc thế chấp quyền sử dụng đất của gia đình bạn không được công chứng, chứng thực, bên vay chỉ giao cho bên cho vay Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà không làm thủ tục công chứng hoặc chứng nhận của UBND thị trấn, xã, phường nơi có đất là không phù hợp với quy định của pháp luật. Với những thông tin bạn cung cấp và quy định của pháp luật, bên cho vay không đủ cơ sở để thu hồi đất của nhà bạn.

      Về việc khởi kiện người cho vay nặng lãi: Nếu đủ cơ sở để chứng minh hoặc tố cáo việc cho vay lãi nặng thì bạn có thể khởi kiện người cho vay theo thủ tục dân sự hoặc yêu cầu cơ quan điều tra có thẩm quyền xem xét về hình sự (nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định tại Điều 163 Bộ luật hình sự). Khi có tranh chấp phát sinh, tòa án sẽ xử lý theo quy định của pháp luật về hợp đồng cho vay và áp dụng mức lãi suất của ngân hàng tại thời điểm vay.

      Tranh chấp đất không giấy tờ, cơ quan nào giải quyết?

      Theo Điều 136 Luật đất đai năm 2003, tranh chấp đất đai đã được hoà giải tại UBND xã, phường, thị trấn mà một bên hoặc các bên đương sự không nhất trí thì được giải quyết như sau:

      1. Tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Toà án nhân dân giải quyết;

      2. Tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật này được giải quyết như sau:

      a) Trường hợp Chủ tịch UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giải quyết lần đầu mà một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết; quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là quyết định giải quyết cuối cùng;

      b) Trường hợp Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết lần đầu mà một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường; quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường là quyết định giải quyết cuối cùng.

      Như vậy, Luật đất đai 2003 quy định người tranh chấp (không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc không có một trong các loại giấy tờ theo quy định của pháp luật) thì chỉ được quyền khiếu nại đến UBND cấp có thẩm quyền chứ không khởi kiện ra tòa án được.

      Hiện nay, theo quy định tại khoản 2 Điều 203 Luật Đất đai 2013:

      “Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:

      1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;

      2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

      a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;

      b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự”.

      Như vậy, trường hợp đương sự không có giấy tờ hợp pháp, hợp lệ theo quy định thì giữa Luật Đất đai 2013 và Luật Đất đai 2003 có sự khác biệt lớn về việc giải quyết tranh chấp đất đai. Cụ thể là Luật Đất đai 2013 cho phép đương sự được khởi kiện ngay tại TAND có thẩm quyền để giải quyết tranh chấp đất đai (bằng một vụ án dân sự theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự).

      Trong khi đó, theo luật cũ thì đương sự chỉ được quyền khiếu nại đến Chủ tịch UBND có thẩm quyền. Trường hợp chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết nếu không đồng ý và không khiếu nại đến chủ tịch UBND cấp tỉnh (hoặc chủ tịch UBND cấp tỉnh giải quyết mà vẫn không đồng ý nhưng không khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ TN&MT) thì đương sự được quyền khởi kiện quyết định giải quyết của chủ tịch UBND đó (bằng một vụ án hành chính theo quy định của Luật Tố tụng hành chính).

      Về thủ tục hòa giải tại UBND xã trước khi nộp đơn kiện ra tòa: Trước đây, các tranh chấp đất đai đều bắt buộc đương sự phải gửi đơn đến UBND xã, phường để yêu cầu hòa giải và chỉ khi nào UBND xã, phường hòa giải không thành hoặc không hòa giải được thì đương sự mới có quyền khởi kiện ra tòa án. Tuy nhiên, tại khoản 3 Điều 8 Nghị quyết số 05 ngày 3/12/2012 của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao đã hướng dẫn như sau:

      - Các tranh chấp quyền sử dụng đất (tức là bên nào cũng cho rằng quyền sử dụng đất là của mình) bắt buộc phải được hòa giải tại UBND cấp xã.

      - Các tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất như tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất… thì không phải tiến hành hòa giải tại UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp (nhưng vẫn phải thực hiện thủ tục hòa giải theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự khi tòa án tiến hành giải quyết vụ án).

      Theo hướng dẫn trên, tranh chấp của gia đình hàng xóm với bố mẹ bạn là tranh chấp “liên quan đến quyền sử dụng đất”, không phải hòa giải tại UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp.

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn