Vay tín chấp đã quá hạn giờ muốn trả phải làm sao?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 20/01/2020

Trước em có vay bên ngân hàng quân đội MB Mcredit tổng vay là 30 triệu cả gốc cả lãi là 48tr. Trả được 3 tháng thì không còn khả năng trả nữa, sau đó ngân hàng có gửi giấy thông báo về xã và hiện tại vừa mới hết hợp đồng. Hiện tại em muốn trả số tiền đó thì trả như thế nào?

    • Vay tín chấp đã quá hạn giờ muốn trả phải làm sao?
      (ảnh minh họa)
    • Điều 463 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

      Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

      Nghĩa vụ trả nợ của bên vay theo Điều 464 của Bộ luật này: Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

      Ngoài ra, theo Điều 418 Bộ luật dân sự 2015 thì:

      1. Phạt vi phạm là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm.

      2. Mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.

      3. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại.

      Trường hợp các bên có thỏa thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận về việc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm.

      Như vậy, việc giải quyết hợp đồng vay của bạn cần căn cứ vào hợp đồng mà các bên đã ký kết, ở đây bạn vi phạm nghĩa vụ thanh toán thì ngoài tiền gốc, bạn còn phải trả lãi và có thể phải trả thêm khoản phạt vi phạm theo hợp đồng (nếu có thỏa thuận).

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn