Việc ly hôn ở nước ngoài có bắt buộc phải ghi vào sổ hộ tịch không?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 15/02/2022

Việc ly hôn ở nước ngoài có bắt buộc phải ghi vào sổ hộ tịch không? Hồi trước, tôi có lấy chồng là người nước ngoài, sau đó ra nước ngoài định cư. Nhưng do nhiều vấn đề nên chúng tôi đã ly hôn, việc ly hôn đã được tòa án nước ngoài giải quyết xong. Nay tôi muốn về lại Việt Nam sinh sống vậy việc ly hôn ở nước ngoài của tôi có bắt buộc phải ghi vào sổ hộ tịch không? Nếu có thì hồ sơ thủ tục như thế nào?

    • Việc ly hôn ở nước ngoài có bắt buộc phải ghi vào sổ hộ tịch không?

      Căn cứ vào Khoản 2 Điều 37 Nghị định 123/2015/NĐ-CP' onclick="vbclick('44EC0', '359709');" target='_blank'>Điều 37 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định về việc ghi chú vào Sổ hộ tịch việc ly hôn ở nước ngoài như sau:

      Công dân Việt Nam đã ly hôn, hủy việc kết hôn ở nước ngoài, sau đó về nước thường trú hoặc làm thủ tục đăng ký kết hôn mới tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thì phải ghi vào Sổ hộ tịch việc ly hôn, hủy kết hôn đã được giải quyết ở nước ngoài (sau đây gọi là ghi chú ly hôn). Trường hợp đã nhiều lần ly hôn hoặc hủy việc kết hôn thì chỉ làm thủ tục ghi chú ly hôn gần nhất.

      Như vậy, theo quy định trên thì nếu chị đã ly hôn, việc ly hôn đã được tòa nước ngoài giải quyết xong, hiện tại muốn về Việt Nam thường trú thì bắt buộc ghi vào Sổ hộ tịch việc ly hôn đã được giải quyết ở nước ngoài.

      Thủ tục ghi chú ly hôn như thế nào?

      Thủ tục ghi chú ly hôn được quy định tại Điều 39 Nghị định 123/2015/NĐ-CP như sau:

      - Hồ sơ ghi chú ly hôn gồm các giấy tờ sau đây:

      + Tờ khai theo mẫu quy định;

      + Bản sao giấy tờ ly hôn đã có hiệu lực pháp luật.

      - Thủ tục ghi chú ly hôn được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 50 của Luật Hộ tịch và quy định sau đây:

      + Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Khoản 1 Điều này, công chức làm công tác hộ tịch của Phòng Tư pháp kiểm tra hồ sơ. Nếu việc ghi chú ly hôn không vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều 37 hoặc không thuộc trường hợp được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp theo quy định tại Khoản 3 Điều 37 của Nghị định này thì Trưởng phòng Tư pháp ghi vào sổ và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký cấp bản chính trích lục hộ tịch cho người yêu cầu.

      Trường hợp cần xác minh thì thời hạn giải quyết không quá 10 ngày làm việc.

      + Nếu yêu cầu ghi chú ly hôn vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều 37 hoặc thuộc trường hợp được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp theo quy định tại Khoản 3 Điều 37 của Nghị định này thì Trưởng phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện để từ chối.

      + Nếu việc kết hôn trước đây được đăng ký tại Ủy ban nhân dân Cấp xã hoặc Sở Tư pháp thì sau khi ghi chú ly hôn, Phòng Tư pháp gửi thông báo kèm theo bản sao trích lục hộ tịch cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Sở Tư pháp để ghi chú tiếp vào Sổ hộ tịch; nếu được đăng ký tại cơ quan đại diện thì gửi Bộ Ngoại giao để thông báo cho cơ quan đại diện ghi chú tiếp vào Sổ hộ tịch.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn