Vợ có được chia nhà đất mà chồng đứng tên nhà đất khi ly hôn không?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 18/10/2022

Vợ có được chia nhà đất mà chồng đứng tên nhà đất khi ly hôn không? Con có được can thiệp vào tài sản chung của bố mẹ khi ly hôn? Nợ sau ly hôn giải quyết như thế nào?

    • Vợ có được chia nhà đất mà chồng đứng tên nhà đất khi ly hôn không?
      (ảnh minh họa)
    • Vợ có được chia nhà đất mà chồng đứng tên nhà đất khi ly hôn không?

      Xin luật sư giúp đỡ mẹ con chúng tôi: Tôi và chồng lấy nhau nhưng không hanh phúc, có một bé gái 3 tuổi. Tôi muốn ly hôn nhưng tất cả tài sản nhà đất mà vợ chồng mua đều chỉ có chồng tôi đứng tên. Vậy liệu nếu tôi ly hôn thì tôi có được chia số tài sản trên không?

      Trả lời:

      Tại Điều 34 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định:

      Điều 34. Đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản chung

      1. Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng thì giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng phải ghi tên cả hai vợ chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

      2. Trong trường hợp giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản chỉ ghi tên một bên vợ hoặc chồng thì giao dịch liên quan đến tài sản này được thực hiện theo quy định tại Điều 26 của Luật này; nếu có tranh chấp về tài sản đó thì được giải quyết theo quy định tại khoản 3 Điều 33 của Luật này.

      Căn cứ quy định được trích dẫn trên đây thì về nguyên tắc tài sản chung của vợ chồng mà thuộc trường hợp bắt buộc phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng thì giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng phải ghi tên cả hai vợ chồng.

      Trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác về việc để một bên vợ hoặc chồng đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng đối với tài sản đó thì thực hiện theo thỏa thuận đó.

      Mặt khác, Tại Khoản 3 Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định:

      Điều 33. Tài sản chung của vợ chồng...

      3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.

      Căn cứ quy định được trích dẫn trên đây trường hợp tài sản vợ, chồng đang có tranh chấp mà vợ, chồng bạn không có căn cứ để chứng minh tài sản đó là tài sản riêng hợp pháp của mình thì tài sản đó được coi là tài sản chung.

      Trường hợp nhà đất mà vợ chồng mua nhưng chỉ có chồng bạn đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng, nếu chồng bạn không chứng minh được đó là tài sản riêng của mình thì dưới góc độ pháp lý, các tài sản đó vẫn được xác định là tài sản chung của vợ chồng bạn trong thời ký hôn nhân.

      Theo quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì trường hợp đời sống hôn nhân của vợ, chồng lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được thì vợ, chồng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn theo yêu cầu của một bên (nếu một bên không đồng ý) hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án công nhận thuận tình ly hôn (cả hai bên đều đồng ý).

      Trường hợp vợ chồng bạn trong cuộc sống hôn nhân không mang lại hành phúc cho đôi bên và đôi bên không thể hòa giải được trong quá trình chung sống với nhau thì bạn hoặc chồng bạn hoặc cả hai có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn ly hôn theo quy định của pháp luật.

      Hai vợ chồng tự thỏa thuận với nhau các vấn đề liên quan đến con cái, tài sản chung và các vấn đề khác liên quan đến quyền và nghĩa vụ của nhau khi ly hôn. Nếu không thỏa thuận được thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật.

      Kết luận: Từ các dẫn chứng trên đây có thể xác định trường hợp nhà đất mà vợ chồng mua nhưng chỉ có chồng bạn đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng, nếu chồng bạn không chứng minh được tài sản đó là tài sản riêng của chồng bạn thì các tài sản là nhà, đất đó được coi là tài sản chung của vợ chồng bạn. Trường hợp khi ly hôn thì vợ chồng bạn có thể tự thỏa thuận về việc chia nhà, đất này. Nếu không thỏa thuận được thì có thể yêu cầu Tòa án chia theo quy định.

      Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.

      Con dâu có nghĩa vụ phải chăm sóc cha mẹ chồng sau khi ly hôn không?

      Khi ly hôn rồi tôi có nghĩa vụ chăm lo cho cha mẹ chồng nữa không? Tôi tên Phi năm nay 35 tuổi có chồng là Minh, vợ chồng tôi lấy nhau được 12 năm thì bất hòa phải ly hôn. Tuy nhiên mặc dù đã 03 năm từ khi ly hôn chồng tôi đã lấy vợ mới nhưng ba mẹ tôi vẫn ở cùng nhà với tôi và muốn tôi chăm lo.

      Trả lời:

      Căn cứ theo Khoản 13 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 giải thích nghĩa của từ Thời kỳ hôn nhân như sau:

      Thời kỳ hôn nhân là khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng, được tính từ ngày đăng ký kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân.

      Theo đó, tại Điều 57 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về Thời điểm chấm dứt hôn nhân và trách nhiệm gửi bản án, quyết định ly hôn như sau:

      - Quan hệ hôn nhân chấm dứt kể từ ngày bản án, quyết định ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

      - Tòa án đã giải quyết ly hôn phải gửi bản án, quyết định ly hôn đã có hiệu lực pháp luật cho cơ quan đã thực hiện việc đăng ký kết hôn để ghi vào sổ hộ tịch; hai bên ly hôn; cá nhân, cơ quan, tổ chức khác theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự và các luật khác có liên quan.

      Ngoài ra, Tại Điều 80 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về Quyền, nghĩa vụ của con dâu, con rể, cha mẹ vợ, cha mẹ chồng như sau:

      Trong trường hợp con dâu, con rể sống chung với cha mẹ chồng, cha mẹ vợ thì giữa các bên có các quyền, nghĩa vụ tôn trọng, quan tâm, chăm sóc và giúp đỡ nhau theo quy định tại các điều 69, 70, 71 và 72 của Luật này.

      Như vậy, theo quy định hiện hành con dâu trong thời kỳ hôn nhân và sống chung với mẹ chồng thì phải thực hiện các nghĩa vụ tôn trọng, quan tâm, chăm sóc và giúp đỡ cha mẹ chồng. Tuy nhiên, thời điểm hôn nhân chấm dứt thì con dâu không phải đương nhiên sẽ chấm dứt quyền nghĩa vụ nuôi dưỡng với cha mẹ chồng.

      Đối chiếu với trường hợp của bạn, mặc dù bạn đã ly hôn với chồng tuy nhiên bạn vẫn đang sống chung với bố mẹ chồng nên bạn có quyền và nghĩa vụ của con dâu đối với bố mẹ chồng.

      Nợ sau ly hôn giải quyết như thế nào?

      Vợ chồng tôi đã ly hơn với nhau gần 01 tháng rồi, về con chung, tài sản chung đề đã giải quyết ổn thỏa. Tuy nhiên, sau này vợ tôi có nợ một số tiền, nghe nói vay để làm ăn gì đấy nhưng thất bại. Nên bị người đó khởi kiện ra Tòa, tôi không rõ là nay tôi đã ly hôn rồi thì tôi có phải chịu trách nhiệm gì về khoản nợ đó của vợ tôi hay không? Mong sớm nhận được phản hồi từ các bạn.

      Trả lời:

      Theo như trường hợp của bạn là hai người đã ly hôn và đã giải quyết vấn đề con chung, tài sản chung ổn thỏa. Khoản nợ của vợ bạn phát sinh khi hai người đã ly hôn có nghĩa đó chính là khoản nợ riêng của vợ bạn, thì đương nhiên nghĩa vụ trả nợ là của riêng người vợ.

      Theo đó, bạn có thể tham khảo thêm tại Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, có quy định tài sản chung của vợ chồng như sau:

      - Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

      Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

      - Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

      - Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.

      Như vậy, khi ly giải quyết ly hôn, Tòa án sẽ chia đôi tài sản chung của vợ chồng và người vợ phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ của người vợ là nghĩa vụ riêng của người vợ do đã xác lập sau khi ly hôn, tài sản dùng để trả nợ được lấy từ khối tài sản chung của vợ chồng sau khi chia cho người vợ. Lúc chia tài sản chắc hẳn cũng có dựa vào các yếu tố hoàn cảnh gia đình, công sức đóng góp,...

      Tuy nhiên, hai bạn đã có sực rạch ròi, đã ly hôn và tài sản đã chia thì bạn an tâm, bạn không có nghĩa vụ phải trả khoản nợ của người vợ nhé.

      Trên đây là nội dung tư vấn.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn