Vợ cũ tái hôn thì có giành lại được quyền nuôi con? Cha có được dành quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi hay không?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 20/05/2022

Vợ cũ tái hôn thì có giành lại được quyền nuôi con? Cha có được dành quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi không? Kinh tế khá giả, giành lại quyền nuôi con có được không?

    • Vợ cũ tái hôn thì có giành lại được quyền nuôi con?

      Trước đây tôi và vợ cũ ly hôn, vì con mới có 2 tuổi nên tòa giao cho mẹ nuôi. Nay con được 5 tuổi thì mẹ nó giao cho gia đình ông bà ngoại với dì của nó (16 tuổi) nuôi để đi lấy chồng khác, vì chồng khác không thích nuôi nó. Bây giờ tôi muốn giành lại quyền nuôi con thì có được không? Tôi phải làm như thế nào thưa luật sư?

      Trả lời:

      Theo quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì trường hợp ly hôn, vợ, chồng tự thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

      Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

      Do đó: Trước đây bạn và vợ cũ ly hôn, bạn và vợ cũ không thỏa thuận được về người sẽ trực tiếp nuôi con, vì con của bạn mới 2 tuổi (dưới 36 tháng tuổi) nên Tòa án đã giao bé cho mẹ nuôi là phù hợp với quy định của pháp luật.

      Theo quy định tại Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình 2014' onclick="vbclick('3A430', '364120');" target='_blank'>Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức là người thân thích, cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em, hội liên hiệp phụ nữ thì Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.

      Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:

      - Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

      - Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

      Mà theo như thông tin bạn cung cấp cho chúng tôi thì con của bạn hiện nay đã 5 tuổi, mẹ của bé hiện không còn trực tiếp nuôi dưỡng bé nữa mà giao bé cho gia đình ông bà ngoại với dì của bé (mới 16 tuổi) nuôi để đi lấy chồng khác.

      Qua đó, có thể thấy mẹ của bé đã không còng đảm bảo đủ các điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chung của hai người nữa - đây là cơ sở quan trọng để Tòa án xem xét thay đổi người trực tiếp nuôi con.

      Do đó: Trong trường hợp này bạn có thể gửi đơn yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con ra Tòa án để được giải quyết theo thẩm quyền. Tòa án sẽ xem xét nguyện vọng cũng như điều kiện nuôi con của các bên để quyết định thay đổi người trực tiếp người trực tiếp nuôi con trong trường hợp này.

      Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.

      Cha có được dành quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi không?

      Vì mâu thuẫn trong quá trình sống chung nên vợ chồng tôi đi tới quyết định ly hôn. Dù con trai tôi còn chưa được 3 tuổi. Thỏa thuận về chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân chúng tôi đã thống nhất được, nhưng về quyền nuôi con chúng tôi chưa thống nhất vì vợ chồng tôi ai cũng muốn nuôi bé. Vợ tôi là công chức nhà nước mức lương thấp, còn tôi làm việc tại một công ty lớn nên thu nhập tôi ổn định hơn. Vậy Ban biên tập cho hỏi, tôi có được trao quyền nuôi con không?

      Trả lời:

      Tại Khoản 3 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, có quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn. Như sau:

      Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

      Như vậy, theo quy định trên thì trường hợp con dưới 36 tháng tuổi thì được giao mẹ nuôi. Tuy nhiên, nếu thu nhập của người vợ thấp, không ổn định và điều kiện để chăm sóc bé thì có thể được giao cho người chồng nuôi.

      Còn trường của vợ chồng bạn trên nếu là mức lương công chức của vợ và cộng thêm khoản cấp dưỡng của bạn hàng tháng, thì vợ và con bạn có thể có cuộc sống no đủ, vậy nên con bạn vẫn có thể được tòa án xem xét cho vợ bạn nuôi con. Trên thực tế tòa án sẽ căn cứ mức thu nhập và điều kiện của các bên về việc chăm bé để giải quyết vấn đề này.

      Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn!

      Kinh tế khá giả, giành lại quyền nuôi con có được không?

      Cách đây ba năm vì lý do kinh tế nên khi ly dị tôi đã nhường quyền nuôi hai con cho vợ, nay kinh tế tôi đã khá giả, các con tôi cũng đã được hơn 6 tuổi chúng cũng có nguyện vọng ở với bố. Tôi muốn hỏi tôi phải làm như thế nào để có thể giành lại quyền nuôi con ít nhất là một đứa?

      Trả lời:

      Căn cứ Điều 84 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn cụ thể như sau:

      Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.

      1.Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:

      - Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

      - Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

      2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.

      3. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.

      Như vậy trong trường hợp này nếu anh muốn nuôi con thì anh cần thỏa thuận lại với vợ mình về việc thay đổi người nuôi con cho phù hợp với lợi ích của con.

      Mặt khác nếu vợ anh không đồng ý thì anh có thể khởi kiện ra tòa để yêu cầu tòa án thay đổi người nuôi con nếu anh có thể chứng minh rằng vợ anh đã không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.

      Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề mà bạn thắc mắc.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn