Vợ liệt sỹ lam Sơn Hưng Yên

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 10/02/2017

Kính gửi luật sư  Tôi là Phạm thị Dum sinh năm 1939 tại phường Lam Sơn Thành Phố Hưng Yên, Vợ Liệt sỹ Nguyễn Văn Chính. Mẹ chồng tôi là cụ Phạm Thị Sen là " MẸ VIỆT NAM ANH HÙNG" có chồng mất năm 1945, 2 con gái lấy chồng ở riêng bên nhà chồng. Một chị lấy chồng trước năm 1945 một chị khi tôi về làm dâu năm 1959 chị ấy đã lấy chồng ở riêng bên nhà chồng lâu rồi, 2 con trai đều là liệt sỹ một người chưa có vợ và một có vợ là tôi. Năm 1959 tôi lấy anh Chính về làm dâu mảnh đất chỉ có mẹ chồng và chồng tôi ở. Khi chồng tôi hy sinh năm 1972 thì mảnh đất trên đứng tên mẹ tôi và tôi từ năm 1984 trong sổ địa chính xã được chính quyền địa phương xác nhận. ​. Năm 1994 mẹ chồng tôi lập di chúc cho thửa đất trên cho tôi và 2 chị gái chồng. Năm 2001 mẹ tôi xóa bỏ di chúc năm 1994 giao toàn bộ cho tôi thừa kế. Năm 2004 mẹ tôi lập bản di chúc cho toàn bộ tài sản cho tôi thừa kế và mẹ tôi có ra UBND phường Lam Sơn chứng thực . Từ Năm 2004 nhà nước đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho mẹ tôi. Năm 2007 mẹ tôi mất. Năm 2012 nhà nước cấp giấy chứng nhận QSDĐ cho tôi. Từ năm 2012 chị chồng và các con liên tục kiện tôi ra thôn, 4 lần ra phường và bây giờ kiện tôi ra tòa án Thành Phố Hưng Yên đã thụ lý vụ án ngày 26/10/2015 đến nay đã gần 5tháng đòi chia đất theo di chúc mẹ tôi đã xóa bỏ năm 1994. Hiện nay tòa án triệu tập tôi xuống khai nguồn gốc đất và di chúc thì tôi nên khai những gì. Tôi đã được luật sư tư vấn cho tôi trên kênh truyền hình quốc hội cuối năm 2015 gần tết 2016 nhưng tôi chưa rõ lắm xin chị tư vấn giúp tôi.

    • Chào bác,

      Liên quan tới vấn đề bác hỏi về di chúc và hiệu lực của di chúc, Luật sư Đào Liên - Công ty Luật Tiền Phong đã tư vấn cho bác trên kênh Truyền hình Quốc hội cũng như đã tư vấn cho bác ở một bài trước, nay bác vẫn còn chưa rõ và muốn hỏi ý kiến luật sư về việc bác nên khai gì tại tòa án, quan điểm tư vấn của luật sư như sau:

      Mẹ chồng của bác đã để lại 2 di chúc trước khi chết thì di chúc cuối cùng được coi là di chúc có hiệu lực, nội dung bản di chúc cuối cùng này định đoạt cho bác toàn bộ quyền sử dụng đất thuộc quyền quản lý của bà, nếu hình thức và nội dung của bản di chúc được coi là hợp pháp thì tòa án sẽ tuyên cho bác được hưởng di sản thừa kế theo di chúc.

      Di chúc được coi là hợp pháp khi đáp ứng được các điều kiện:

      - Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép;

      - Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật.

      Nội dung của di chúc bằng văn bản phải có các nội dung:

      a) Ngày, tháng, năm lập di chúc;

      b) Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;

      c) Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản hoặc xác định rõ các điều kiện để cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;

      d) Di sản để lại và nơi có di sản;

      đ) Việc chỉ định người thực hiện nghĩa vụ và nội dung của nghĩa vụ.

      Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu; nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được đánh số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.

      (tham khảo điều 652, 653 Bộ Luật Dân sự).

      Để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, bác nên khai chi tiết căn cứ của việc xác lập quyền sử dụng đất cho mình (năm 2012), đồng thời có thể đề nghị tòa thu thập tài liệu, chứng cứ là hồ sơ chuyển quyền sử dụng đất năm 2012 hiện lưu tại văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh cấp huyện nơi có đất; trong hồ sơ sẽ có bản di chúc của mẹ bác để tòa án xem xét.

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn