Vụ cháy khu công nghiệp: nguyên nhân do đâu, trách nhiệm thuộc về ai?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 30/08/2016
Vụ cháy lớn diễn ra ở khu công nghiệp tại TP HCM gây thiệt hại nghiêm trọng vật chất. Nguyên nhân do đâu và xác định trách nhiệm thuộc về ai?
    • Nhận định ban đầu của lực lượng chức năng, đám cháy xảy ra có thể do chập điện. Hiện con số thiệt hại và nguyên nhân cụ thể về vụ cháy vẫn đang được cơ quan chức năng tiếp tục điều tra làm rõ.

      Trường hợp cháy tại TP HCM nhà máy công nghiệp đang hoạt động được coi là nguồn nguy hiểm cao độ. Hệ thống tải điện trong nhà máy cũng như hệ thống điện ở tiệm vàng bản thân là nguồn nguy hiểm cao độ.

      Khái niệm về nguồn nguy hiểm cao độ, điều 623, BLDS 2005 quy định: “nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định”. Quy định của pháp luật không chỉ ra khái niệm của nguồn nguy hiểm cao độ mà chỉ liệt kê các đối tượng được coi là nguồn nguy hiểm cao độ.

      Vấn đề xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra được căn cứ vào khoản 2 Điều 623 Bộ luật dân sự 2005 và Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/07/2006 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra có thể được áp dụng với các chủ thể sau:

      - Chủ sở hữu;

      - Người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ;

      - Người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật nguồn nguy hiểm cao độ.

      Việc xác định ai trong số các chủ thể trên phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra phải căn cứ vào từng trường hợp cụ thể.

      Khi có thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, trước tiên người ta nghĩ đến nghĩa vụ của chủ sở hữu trong việc tôn trọng và bảo vệ lợi ích chung, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, vì vậy, trách nhiệm bồi thường trước hết được đặt ra cho chủ sở hữu, trừ trường hợp chủ sở hữu chứng minh được trách nhiệm thuộc về người khác, trừ một số trường hợp: thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của cố ý của người bị thiệt hại, thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết.

      Lưu ý: Những sự vật được coi là nguồn nguy hiểm cao độ phải đang trong tình trạng vận hành, hoạt động như: phương tiện giao thông vận tải cơ giới đang tham gia giao thông trên đường; Thiệt hại phải do chính sự tác động của bản thân nguồn nguy hiểm cao độ hoặc do hoạt động nội tại của nguồn nguy hiểm gây ra.

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn