Xác định lại dân tộc có được yêu cầu đổi thông tin trên bằng tốt nghiệp không? Thủ tục chỉnh sửa nội dụng văn bằng, chứng chỉ?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 28/02/2022

Xác định lại dân tộc có được yêu cầu đổi thông tin trên bằng tốt nghiệp không? Thủ tục chỉnh sửa nội dụng văn bằng, chứng chỉ được quy định như thế nào? Tôi tên Trọng, tôi vừa tìm lại được con tôi và muốn đổi dân tộc cho bé. Xin hỏi là khi đổi dân tộc thì bằng tốt nghiệp cấp 2 của bé có thể yêu cầu đổi thông tin không? Thủ tục chỉnh sửa thế nào? Mong được hỗ trợ.

    • Xác định lại dân tộc có được yêu cầu đổi thông tin trên bằng tốt nghiệp không?

      Căn cứ Điều 29 Bộ luật Dân sự 2015' onclick="vbclick('48517', '360069');" target='_blank'>Điều 29 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền xác định, xác định lại dân tộc như sau:

      1. Cá nhân có quyền xác định, xác định lại dân tộc của mình.

      2. Cá nhân khi sinh ra được xác định dân tộc theo dân tộc của cha đẻ, mẹ đẻ. Trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau thì dân tộc của con được xác định theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ theo thỏa thuận của cha đẻ, mẹ đẻ; trường hợp không có thỏa thuận thì dân tộc của con được xác định theo tập quán; trường hợp tập quán khác nhau thì dân tộc của con được xác định theo tập quán của dân tộc ít người hơn.

      Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và được nhận làm con nuôi thì được xác định dân tộc theo dân tộc của cha nuôi hoặc mẹ nuôi theo thỏa thuận của cha mẹ nuôi. Trường hợp chỉ có cha nuôi hoặc mẹ nuôi thì dân tộc của trẻ em được xác định theo dân tộc của người đó.

      Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và chưa được nhận làm con nuôi thì được xác định dân tộc theo đề nghị của người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng trẻ em đó hoặc theo đề nghị của người đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ em vào thời điểm đăng ký khai sinh cho trẻ em.

      Bên cạnh đó tại Điều 22 Quy chế quản lý bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm, bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm, văn bằng giáo dục đại học và chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân Ban hành kèm theo Thông tư 21/2019/TT-BGDĐT' onclick="vbclick('68FE2', '360069');" target='_blank'>Thông tư 21/2019/TT-BGDĐT quy định về các trường hợp chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ như sau:

      Người được cấp văn bằng, chứng chỉ có quyền yêu cầu chỉnh sửa nội dung ghi trên văn bằng, chứng chỉ trong các trường hợp sau:

      1. Được cơ quan có thẩm quyền quyết định thay đổi hoặc cải chính hộ tịch;

      2. Được xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính;

      3. Được bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch;

      4. Được đăng ký khai sinh quá hạn, đăng ký lại việc sinh.

      Như vậy, theo quy định hiện hành thì việc bạn nhận lại con ruột của mình thì có quyền được xác định lại dân tộc của con của bạn. Theo đó, các giấy tờ tùy thân và bằng cấp cũng cần được đổi lại. Bên cạnh đó, bằng tốt nghiệp của con bạn cũng thuộc trường hợp được quyền yêu cầu chỉnh sửa nội dung ghi trên văn bằng, chứng chỉ.

      Thủ tục chỉnh sửa nội dụng văn bằng, chứng chỉ

      Thủ tục chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ được quy định tại Điều 23 Quy chế này như sau:

      1. Hồ sơ đề nghị chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ:

      a) Đơn đề nghị chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ;

      b) Văn bằng, chứng chỉ đề nghị chỉnh sửa;

      c) Trích lục hoặc quyết định thay đổi hoặc cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính đối với trường hợp chỉnh sửa văn bằng, chứng chỉ do thay đổi hoặc cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính;

      d) Giấy khai sinh đối với trường hợp chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ do bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch, đăng ký lại việc sinh, đăng ký khai sinh quá hạn;

      đ) Giấy chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân hợp pháp khác có ảnh của người được cấp văn bằng, chứng chỉ. Thông tin ghi trên các giấy tờ này phải phù hợp với đề nghị chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ. Các tài liệu trong hồ sơ đề nghị chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ quy định tại các điểm b, c, d, đ khoản này là bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính.

      2. Trường hợp tài liệu trong hồ sơ đề nghị chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ quy định tại các điểm b, c, d, đ khoản 1 Điều này là bản sao không có chứng thực thì người đề nghị chỉnh sửa văn bằng, chứng chỉ phải xuất trình bản chính để người tiếp nhận hồ sơ đối chiếu; người tiếp nhận hồ sơ phải ký xác nhận, ghi rõ họ tên vào bản sao và chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản sao so với bản chính.

      3. Trình tự chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ được quy định như sau:

      a) Người đề nghị chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện 01 (một) bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này cho cơ quan có thẩm quyền chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ;

      b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ xem xét quyết định việc chỉnh sửa; nếu không chỉnh sửa thì phải trả lòi bằng văn bản và nêu rõ lý do;

      c) Việc chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ được thực hiện bằng quyết định chỉnh sửa; không chỉnh sửa trực tiếp trong văn bằng, chứng chỉ. Quyết định chỉnh sửa phải được lưu trong hồ sơ cấp văn bằng, chứng chỉ.

      d) Căn cứ quyết định chỉnh sửa, cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ ghi đầy đủ thông tin về văn bằng, chứng chỉ, các nội dung được chỉnh sửa của văn bằng, chứng chỉ vào phụ lục sổ gốc cấp văn bằng, chứng chỉ.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn