Xác định mức bồi thường tai nạn giao thông gây chết người

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 19/10/2018

Thưa Luật sư, gia đình chị gái tôi có 3 cháu, 2 cháu gái đã lập gia đình còn cháu trai 17 tuổi hiện là lao động chính trong nhà nhưng không may cháu bị tai nạn giao thông chết. Nhà cháu thuộc diện hộ nghèo, mẹ cháu bị tâm thần, bây giờ cháu mất đi thì gia đình cháu đã nghèo lại thêm khó khăn hơn. Người gây tai nạn có bồi thường với số tiền 120 triệu đồng, số tiền bồi thường như thế có thỏa đáng chưa? Mong Luật sư tư vấn cho gia đình cháu.

    • Xác định mức bồi thường tai nạn giao thông gây chết người
      (ảnh minh họa)
    • Gây tai nạn giao thông làm chết người thuộc trường hợp Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra theo Điều 601 Bộ luật Dân sự 2015. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

      Điều 591 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm như sau:

      1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:

      a) Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật này;

      b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;

      c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;

      d) Thiệt hại khác do luật quy định.

      2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính mạng của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

      Nội dung nêu trên được hướng dẫn chi tiết bởi Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP.

      Thời điểm cấp dưỡng: Theo Khoản 2 Điều 539 Bộ luật Dân sự 2015 thì Trường hợp người bị thiệt hại chết thì những người mà người này có nghĩa vụ cấp dưỡng khi còn sống được hưởng tiền cấp dưỡng từ thời điểm người có tính mạng bị xâm phạm chết. Đối với người thành niên nhưng không có khả năng lao động được hưởng tiền cấp dưỡng cho đến khi chết. Ở đây, người gây tai nạn có trách nhiệm bồi thường và cấp dưỡng cho chị của bạn đến khi chị bạn chết.

      Vì thông tin bạn cung cấp không đầy đủ nên chúng tôi không thể tính chính xác số tiền được bồi thường và mức cấp dưỡng cụ thể. Chúng tôi đưa ra những căn cứ trên bạn dựa vào đó để tính mức bồi thường và mức cấp dưỡng trong trường hợp của mình. Mức lương cơ sở hiện nay theo Nghị định 72/2018/NĐ-CP là 1,39 triệu đồng/tháng.

      Do đó, bạn nên thỏa thuận lại với người gây tai nạn về mức bồi thường cao hơn. Nếu không thỏa thuận được thì bạn có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án cấp huyện nơi người gây tai nạn cư trú giải quyết bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn