Xác lập quyền sở hữu đối với vật do người khác đánh rơi

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 30/08/2016

Tôi năm nay đã gần 70 tuổi, trong gia đình có nhặt được một vật có giá trị mà theo tôi là đồ cổ vật trong các nhà thờ tự vua chúa thời trước. Tôi không nghĩ vật đó của tư nhân mà nghi đó là di sản của nơi thờ tự của Nhà nước hoặc dòng họ. Tôi đã báo cho chính quyền địa phương biết vật này và hiện nay gia đình vẫn bảo quản chờ chủ đến nhận. Xin hỏi luật sư, pháp luật quy định về vấn đề này như thế nào, nếu không có ai đến nhận thì tôi phải trả vật đó cho cơ quan nào? Thực tế giữ vật thờ tự trong nhà chúng tôi không muốn mà muốn nó trở về đúng chỗ của nó. Rất mong được sự tư vấn của luật sư.

    • Đây là vấn đề xác lập quyền sở hữu đã được quy định cụ thể trong Bộ luật Dân sự. Để xác lập quyền sở hữu đối với vật do người khác đánh rơi hoặc bỏ quên mà biết được địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc trả lại vật cho người đó; nếu không biết địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc giao cho UBND xã, phường, thị trấn hoặc công an cơ sở gần nhất để công bố công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại. UBND hoặc công an cơ sở đã nhận vật phải thông báo cho người đã giao nộp về kết quả xác định chủ sở hữu. + Sau một năm, kể từ ngày thông báo công khai về vật nhặt được mà không xác định được chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu không đến nhận, nếu vật có giá trị đến 10 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định (hiện nay lương tối thiểu là 540.000đồng) thì vật đó thuộc sở hữu của người nhặt được. Nếu vật có gá trị cao hơn 10 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định thì sau khi trừ chi phí bảo quản, người nhặt được được hưởng giá trị bằng 10 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định và 50% giá trị của phần vượt quá 10 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định, phần giá trị còn lại thuộc Nhà nước. + Vật bị đánh rơi, bị bỏ quên là di tích lịch sử văn hoá mà sau một năm, kể từ ngày công bố công khai, không xác định được chủ sở hữu, hoặc không có người đến nhận thì vật đó thuộc Nhà nước; người nhặt được vật đó được Nhà nước thưởng một khoản tiền theo quy định của pháp luật. Từ quy định trên, nếu gia đình ông đã bảo quản vật nhặt được một năm mà không có người nhận thì vật đó sẽ thuộc Nhà nước và gia đình được hưởng các khoản tiền như đã nêu trên. Nếu gia đình sợ giữ trong nhà vật là đồ thờ cúng thì đề nghị UBND xã hoặc công an chuyển vật đó cho các cơ quan có thẩm quyền bảo quản cất giữ theo quy định.

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn