Xâm phạm đời tư cá nhân bị phạt như thế nào?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 15/09/2016
Xâm phạm đời tư cá nhân bị phạt như thế nào?
    • Xâm phạm đời tư cá nhân của người khác sẽ bị xử lý kỉ luật hoặc xử lý vi phạm hành chính về hành vi này, nếu còn vi phạm thì có thể phạt tù.

      Cho đến nay, pháp luật Việt Nam chưa có quy định rõ ràng về bí mật đời tư là gì, phạm vi của bí mật đời tư là như thế nào, mà chỉ có một số quy định như trong Bộ luật Dân sự (Ðiều 38), Luật Giao dịch điện tử (khoản 2 Điều 46) quy định quyền bí mật đời tư của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ; việc thu thập, công bố thông tin, tư liệu về đời tư cá nhân phải được người đó đồng ý, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; thư từ, điện thoại, điện tín, các hình thức thông tin điện tử khác của cá nhân được bảo đảm an toàn, bí mật và việc kiểm soát các loại này được thực hiện khi pháp luật có quy định và phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

      Riêng Bộ luật Hình sự (Điều 125) có quy định: Người nào có hành vi trái pháp luật xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm thì tùy trường hợp sẽ bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 5 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến một năm, phạt tù đến hai năm.

      Những khiếm khuyết nói trên đã dẫn đến nhiều quan điểm khác nhau trong việc xác định bí mật đời tư của cá nhân và phạm vi của nó. Điều đáng nói là một khi pháp luật chưa xác định được rõ ràng những khái niệm này thì việc bảo vệ quyền bí mật đời tư, xử lý các trường hợp được xem là xâm phạm bí mật đời tư không khỏi dẫn đến những tranh cãi, bất nhất, không nghiêm minh.

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn