Xin hỏi luật sư về quyền nuôi con

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 07/09/2016

Vợ chồng tôi lấy nhau được gần 2 năm và có một con trai được 9 tháng tuổi.Trong thời gian qua chúng tôi cảm thấy không hợp nhau,nên đã quyết định thuận tình ly hôn. Tôi và chồng tôi ai cũng muốn nhận được quyền trực tiếp nuôi con.Chồng tôi hiện giờ đi làm lương khoảng 10 triệu/tháng.Còn tôi thì mở một tiệm tạp hoá bán hàng,thu nhập mỗi tháng cũng khoảng 5 triệu. Tiền thu nhập của tôi ít hơn chồng của tôi,nhưng tôi đảm bảo sẽ lo cho cho cháu những gì tốt nhất.Như vậy tôi có quyền trực tiếp nuôi con không?Nếu có,sau khi con tôi 3 tuổi mà tiền lương của tôi vẫn ít hơn của chồng thì tôi vẫn có quyền trực tiếp nuôi con nữa hay không? Xin luật sư tư vấn dùm tôi. Tôi chân thành cám ơn.

    • Về con chung, tùy khả năng mà bạn và chồng bạn thỏa thuận ai là người nuôi con. Nếu không thỏa thuận được thì do Tòa án quyết định trên cơ sở căn cứ quyền lợi mọi mặt của con. Về nguyên tắc, con dưới ba tuổi do mẹ trực tiếp nuôi; nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

      Tuy nhiên, pháp luật cũng quy định về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau: Vì lợi ích của con, theo yêu cầu của một hoặc cả hai bên, Toà án có thể quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con.

      Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn được thực hiện trong trường hợp người trực tiếp nuôi con không bảo đảm quyền lợi về mọi mặt của con và phải tính đến nguyện vọng của con, nếu con từ đủ chín tuổi trở lên.

      Cũng cần lưu ý thêm, khoản thu nhập của chị thấp hơn chồng không đồng nghĩa việc chị không thể đảm bảo quyền lợi về mọi mặt cho con. Tùy tình hình cụ thể mà Tòa án quyết định việc ai là người nuôi con.

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn